Thông báo ngày 19/10 của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết nước này sẽ cắt giảm 30% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong năm 2011.
Lý do được MOC đưa ra là với mức độ khai thác và xuất khẩu như hiện nay thì trong vòng 15-20 năm tới, Trung Quốc có nguy cơ cạn kiệt đất hiếm nặng và trung bình.
Số liệu của MOC cho thấy Trung Quốc, nước cung cấp 95% đất hiếm của thế giới, trong năm 2010 đã giảm mức khai thác đất hiếm và cắt giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong sáu tháng cuối năm, xuống còn 7.976 tấn.
Vào năm 2009, trữ lượng đất hiếm ở Trung Quốc còn 27 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 43 triệu tấn vào năm 1996.
Đất hiếm chứa 17 thành phần hóa học, bao gồm khoáng chất như dysprosium, terbium, thulium và yttrium, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao như điện tử, hàng không, năng lượng nguyên tử và chế tạo cơ khí.
Đặc biệt, đất hiếm nặng và trung bình có giá trị cao hơn nhiều lần so với các loại đất hiếm nhẹ và được sử dụng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chế tạo tên lửa.
Một số nước phát triển hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn đất hiếm do Trung Quốc cung cấp. Mỹ, chiếm khoảng 15% trữ lượng đất hiếm của thế giới, từ lâu đã ngừng khai thác trong nước và nhập khẩu đất hiếm.
Giá đất hiếm ở Trung Quốc tăng hơn 20% kể từ năm 1979. Năm 2009, giá đất hiếm trung bình là 8.500 USD/tấn.
Mới đây Trung Quốc cho biết đã phát hiện trữ lượng đất hiếm lớn tại tỉnh Hồ Bắc./.
Lý do được MOC đưa ra là với mức độ khai thác và xuất khẩu như hiện nay thì trong vòng 15-20 năm tới, Trung Quốc có nguy cơ cạn kiệt đất hiếm nặng và trung bình.
Số liệu của MOC cho thấy Trung Quốc, nước cung cấp 95% đất hiếm của thế giới, trong năm 2010 đã giảm mức khai thác đất hiếm và cắt giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong sáu tháng cuối năm, xuống còn 7.976 tấn.
Vào năm 2009, trữ lượng đất hiếm ở Trung Quốc còn 27 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 43 triệu tấn vào năm 1996.
Đất hiếm chứa 17 thành phần hóa học, bao gồm khoáng chất như dysprosium, terbium, thulium và yttrium, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao như điện tử, hàng không, năng lượng nguyên tử và chế tạo cơ khí.
Đặc biệt, đất hiếm nặng và trung bình có giá trị cao hơn nhiều lần so với các loại đất hiếm nhẹ và được sử dụng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chế tạo tên lửa.
Một số nước phát triển hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn đất hiếm do Trung Quốc cung cấp. Mỹ, chiếm khoảng 15% trữ lượng đất hiếm của thế giới, từ lâu đã ngừng khai thác trong nước và nhập khẩu đất hiếm.
Giá đất hiếm ở Trung Quốc tăng hơn 20% kể từ năm 1979. Năm 2009, giá đất hiếm trung bình là 8.500 USD/tấn.
Mới đây Trung Quốc cho biết đã phát hiện trữ lượng đất hiếm lớn tại tỉnh Hồ Bắc./.
(TTXVN/Vietnam+)