Báo Văn hối của Hong Kong ngày 17/5 dẫn phát biểu của Chủ tịch hãng quản lý tài sản Goldman Sachs, ông Jim O'Neil, người được mệnh danh là “cha đẻ của BRIC” cho rằng, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện nay đã vượt xa nhu cầu thực tế.
Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, dự trữ ngoại tệ của một quốc gia được coi là đủ khi nó đủ chi trả giá trị nhập khẩu của quốc gia này trong ba tháng.
Đối với trường hợp của Trung Quốc, dự trữ ngoại tệ hiện nay đang ở mức tương đương với hai lần giá trị nhập khẩu trong một năm của nước này.
Hơn thế, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc không chỉ có quy mô quá lớn mà còn trong xu hướng tăng mạnh.
Sau khi vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD vào tháng 6/2010, chưa đầy một năm sau, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã có thêm 1.000 tỷ USD.
O'Neil cho rằng, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn không phải do thặng dư thương mại đem lại mà có liên quan trực tiếp tới vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Trong quý I năm nay, Trung Quốc xuất hiện tình trạng nhập siêu, dù mới quy mô nhỏ, nhưng thực tế đó cũng cho thấy dự trữ ngoại tệ tăng mới của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và “tiền nóng” mang tính đầu cơ chảy mạnh vào Trung Quốc dưới sự kích thích của sự tăng giá dự kiến của đồng Nhân dân tệ.
Dự trữ ngoại tệ quá lớn đã làm tăng áp lực lạm phát đối với Trung Quốc và giảm hiệu quả của công cụ chính sách tiền tệ trong việc giải quyết vấn đề lưu thông tiền tệ quá thừa.
Theo O’Neil, biện pháp giải quyết là đẩy nhanh tốc độ và không gian tăng giá của đồng Nhân dân tệ./.
Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, dự trữ ngoại tệ của một quốc gia được coi là đủ khi nó đủ chi trả giá trị nhập khẩu của quốc gia này trong ba tháng.
Đối với trường hợp của Trung Quốc, dự trữ ngoại tệ hiện nay đang ở mức tương đương với hai lần giá trị nhập khẩu trong một năm của nước này.
Hơn thế, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc không chỉ có quy mô quá lớn mà còn trong xu hướng tăng mạnh.
Sau khi vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD vào tháng 6/2010, chưa đầy một năm sau, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã có thêm 1.000 tỷ USD.
O'Neil cho rằng, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn không phải do thặng dư thương mại đem lại mà có liên quan trực tiếp tới vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Trong quý I năm nay, Trung Quốc xuất hiện tình trạng nhập siêu, dù mới quy mô nhỏ, nhưng thực tế đó cũng cho thấy dự trữ ngoại tệ tăng mới của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và “tiền nóng” mang tính đầu cơ chảy mạnh vào Trung Quốc dưới sự kích thích của sự tăng giá dự kiến của đồng Nhân dân tệ.
Dự trữ ngoại tệ quá lớn đã làm tăng áp lực lạm phát đối với Trung Quốc và giảm hiệu quả của công cụ chính sách tiền tệ trong việc giải quyết vấn đề lưu thông tiền tệ quá thừa.
Theo O’Neil, biện pháp giải quyết là đẩy nhanh tốc độ và không gian tăng giá của đồng Nhân dân tệ./.
Hà Ngọc/Hong Kong (Vietnam+)