Trong cuộc hội đàm mới đây tại Jakarta giữa Phó Tổng thống Indonesia Boediono và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hui Liangyu, phía Trung Quốc đã bày tỏ ý định đầu tư 5 tỷ USD vào phát triển 4 hệ thống đường sắt của Indonesia.
Theo ông Hui Liangyu, Trung Quốc có thể hỗ trợ Indonesia phát triển hệ thống đường sắt phục vụ hoạt động khai thác, vận chuyển và xuất khẩu than ở Trung Kalimantan và Nam Sumatra, cũng như hệ thống đường tàu nhanh chuyên chở hành khách và hàng hóa của sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta và tuyến đường sắt nối Jakarta và Solo.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Indonesia, Bambang Susantono, nói rằng Trung Quốc rất có năng lực về phát triển các hệ thống đường sắt, nhất là trong việc hỗ trợ các khu vực khai thác mỏ. Ông Bambang Susantono cho biết dự án đường sắt ở Nam Sumatra là tiên tiến nhất trong số 4 dự án nêu trên, trong đó công ty China Railways của Trung Quốc đã hợp tác với hai công ty địa phương là Transpacific và Bukit Asam thành lập một liên doanh để triển khai xây dựng tuyến đường sắt dài 300km từ Muara Enim ở Nam Sumatra tới Lampung, với tổng chi phí 1,3 tỷ USD.
Liên doanh này cùng với tập đoàn Bakrie Group cũng sẽ thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt Cahu-Bangkuang, dài 185km ở Trung Kalimantan, với tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD. Trong khi đó Công ty China Harbour của Trung Quốc sẽ đầu tư 1,1 tỷ USD cho dự án đường tàu nhanh tới sân bay Soekarno-Hatta cùng với đối tác Indonesia là công ty Sarana da Infrastruktur. Còn dự án Solo-Jakarta vừa được Chính phủ Trung Quốc giới thiệu với các nhà đầu tư nước này./.
Theo ông Hui Liangyu, Trung Quốc có thể hỗ trợ Indonesia phát triển hệ thống đường sắt phục vụ hoạt động khai thác, vận chuyển và xuất khẩu than ở Trung Kalimantan và Nam Sumatra, cũng như hệ thống đường tàu nhanh chuyên chở hành khách và hàng hóa của sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta và tuyến đường sắt nối Jakarta và Solo.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Indonesia, Bambang Susantono, nói rằng Trung Quốc rất có năng lực về phát triển các hệ thống đường sắt, nhất là trong việc hỗ trợ các khu vực khai thác mỏ. Ông Bambang Susantono cho biết dự án đường sắt ở Nam Sumatra là tiên tiến nhất trong số 4 dự án nêu trên, trong đó công ty China Railways của Trung Quốc đã hợp tác với hai công ty địa phương là Transpacific và Bukit Asam thành lập một liên doanh để triển khai xây dựng tuyến đường sắt dài 300km từ Muara Enim ở Nam Sumatra tới Lampung, với tổng chi phí 1,3 tỷ USD.
Liên doanh này cùng với tập đoàn Bakrie Group cũng sẽ thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt Cahu-Bangkuang, dài 185km ở Trung Kalimantan, với tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD. Trong khi đó Công ty China Harbour của Trung Quốc sẽ đầu tư 1,1 tỷ USD cho dự án đường tàu nhanh tới sân bay Soekarno-Hatta cùng với đối tác Indonesia là công ty Sarana da Infrastruktur. Còn dự án Solo-Jakarta vừa được Chính phủ Trung Quốc giới thiệu với các nhà đầu tư nước này./.
Việt Tú (TTXVN)