Giới chuyên gia nhận định giá gia cầm tại Trung Quốc có khả năng tăng mạnh trở lại vào khoảng đầu tháng 6 tới, do dịch cúm H7N9 đang có dấu hiệu suy yếu khiến người dân tiếp tục yên tâm tiêu thụ các sản phẩm thịt và trứng gia cầm.
Theo Viện Kinh tế và phát triển chăn nuôi thuộc Học viện Khoa học nông nghiệp Trung Quốc, khi niềm tin tiêu dùng của người dân tăng trở lại, tình trạng thiếu nguồn cung cấp thịt và trứng gia cầm sẽ khiến giá cả leo thang, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường trong nước.
Trước đó, kể từ cuối tháng 3, các nhà chức trách đã đóng cửa hàng loạt chợ gia cầm tại miền Đông Trung Quốc để hạn chế virus H7N9 lây lan.
Tại tỉnh Sơn Đông, địa phương chăn nuôi gia cầm lớn, nhiều hộ chăn nuôi đã phải cắt giảm hoặc tiêu hủy tất cả gia cầm do lỗ vốn. Theo thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, dịch cúm H7N9 đã khiến ngành gia cầm nước này thiệt hại hơn 40 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 6,5 tỷ USD). Giá trứng giảm tới 30-40% trong 3 tuần đầu tiên sau khi virus xuất hiện và chỉ mới bắt đầu hồi phục trong tuần qua.
Bên cạnh các cơ sở chăn nuôi và sản xuất, các cơ sở tiêu thụ như nhà hàng, quán ăn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu trong tháng 4 vừa qua của các chuỗi c̉ửa hàng đồ ăn nhanh tại Trung Quốc như KFC và Pizza Hut đã sụt giảm mạnh, trong đó KFC giảm 36% và Pizza Hut giảm 29%.
[Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt chẽ cúm H7N9]
Nhằm hỗ trợ khôi phục ngành gia cầm, ngày 13/5, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo khoản trợ cấp 600 triệu Nhân dân tệ (tương đương 96,77 triệu USD) cho các cơ sở chăn nuôi trên toàn quốc. Các doanh nghiệp chế biến gia cầm lớn sẽ nhận được các khoản vay trợ cấp ngắn hạn, đồng thời các thể chế tài chính địa phương được khuyến khích hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở chăn nuôi và doanh nghiệp trong ngành này.
Kể từ khi công bố trường hợp đầu tiên nhiễm cúm H7N9 ở người vào cuối tháng 3, đến nay Trung Quốc đã xác nhận 130 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó đã có 35 ca tử vong. Tuy nhiên theo các nhà chức trách y tế, số ca nhiễm H7N9 mới đã giảm đáng kể từ đầu tháng 5; gần đây nhất chỉ có thêm một trường hợp tại tỉnh Giang Tây được xác nhận trong tuần qua./.
Theo Viện Kinh tế và phát triển chăn nuôi thuộc Học viện Khoa học nông nghiệp Trung Quốc, khi niềm tin tiêu dùng của người dân tăng trở lại, tình trạng thiếu nguồn cung cấp thịt và trứng gia cầm sẽ khiến giá cả leo thang, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường trong nước.
Trước đó, kể từ cuối tháng 3, các nhà chức trách đã đóng cửa hàng loạt chợ gia cầm tại miền Đông Trung Quốc để hạn chế virus H7N9 lây lan.
Tại tỉnh Sơn Đông, địa phương chăn nuôi gia cầm lớn, nhiều hộ chăn nuôi đã phải cắt giảm hoặc tiêu hủy tất cả gia cầm do lỗ vốn. Theo thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, dịch cúm H7N9 đã khiến ngành gia cầm nước này thiệt hại hơn 40 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 6,5 tỷ USD). Giá trứng giảm tới 30-40% trong 3 tuần đầu tiên sau khi virus xuất hiện và chỉ mới bắt đầu hồi phục trong tuần qua.
Bên cạnh các cơ sở chăn nuôi và sản xuất, các cơ sở tiêu thụ như nhà hàng, quán ăn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu trong tháng 4 vừa qua của các chuỗi c̉ửa hàng đồ ăn nhanh tại Trung Quốc như KFC và Pizza Hut đã sụt giảm mạnh, trong đó KFC giảm 36% và Pizza Hut giảm 29%.
[Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt chẽ cúm H7N9]
Nhằm hỗ trợ khôi phục ngành gia cầm, ngày 13/5, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo khoản trợ cấp 600 triệu Nhân dân tệ (tương đương 96,77 triệu USD) cho các cơ sở chăn nuôi trên toàn quốc. Các doanh nghiệp chế biến gia cầm lớn sẽ nhận được các khoản vay trợ cấp ngắn hạn, đồng thời các thể chế tài chính địa phương được khuyến khích hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở chăn nuôi và doanh nghiệp trong ngành này.
Kể từ khi công bố trường hợp đầu tiên nhiễm cúm H7N9 ở người vào cuối tháng 3, đến nay Trung Quốc đã xác nhận 130 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó đã có 35 ca tử vong. Tuy nhiên theo các nhà chức trách y tế, số ca nhiễm H7N9 mới đã giảm đáng kể từ đầu tháng 5; gần đây nhất chỉ có thêm một trường hợp tại tỉnh Giang Tây được xác nhận trong tuần qua./.
(TTXVN)