Tờ Le Figaro của Pháp ngày 15/2 đã có bài báo liên quan đến chuyến thăm Mỹ của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - người sắp tới sẽ trở thành nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc, trong đó nhận định, với nước Mỹ, Trung Quốc đang là một nỗi "ám ảnh" đan xen giữa sự hoài nghi và sức hấp dẫn.
Theo Le Figaro, Trung Quốc đang trở thành nỗi ám ảnh của nước Mỹ. Washington nhìn thấy trong sự trỗi dậy của cường quốc châu Á này như một sự thách thức chiến lược trong những thập kỷ tới và chính quyền Tổng thống Barack Obama đã có sự chuyển hướng chiến lược sang châu Á.
Báo dẫn lời ông Richard Fontaine, cố vấn cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), giải thích: "Có sự tiếp nối giữa chính quyền của cựu Tổng thống George Bush sang thời Obama. Đó là tạo quan hệ tốt với một nước Trung Quốc đang mạnh lên, đồng thời duy trì mạng lưới đồng minh quân sự với các đối tác chủ chốt trong khu vực, phòng trường hợp 'người khổng lồ này trở nên hiếu chiến'… Đó là một chủ trương rất khác so với chính sách ngăn chặn đối với Liên Xô trước đây," vốn được coi là đối thủ hệ tư tưởng của Mỹ.
Vẫn theo Le Figaro, "nỗi ám ảnh Trung Quốc" ngày càng lớn đến nỗi các nhà chính trị, các chuyên gia của Mỹ vẫn luôn đặt ra những câu hỏi như: Liệu Trung Quốc sẽ mở cửa và thực hiện dân chủ hóa? Họ có dễ dàng hợp tác trong việc giải quyết các thách thức kinh tế hay khí hậu toàn cầu? Họ có muốn góp phần gánh vác trách nhiệm cho an ninh thế giới? Hay là Trung Quốc sẽ vẫn là một cường quốc tự lo cho bản thân mình, sử dụng phần còn lại như là chỗ dựa để phục vụ cho nhu cầu năng lượng không bao giờ thỏa mãn? Tất cả câu hỏi như vậy đã xuất hiện phía sau hậu trường chuyến thăm nước Mỹ lần đầu của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình.
Le Figaro nhận thấy các câu hỏi trên còn kèm theo sự tò mò thực sự đối với nhân vật được cho là sẽ lên nắm giữ quyền lực cao nhất của chính quyền Bắc Kinh vào năm 2013. Báo này cho rằng Trung Quốc sẽ còn là mối quan tâm lâu dài của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới./.
Theo Le Figaro, Trung Quốc đang trở thành nỗi ám ảnh của nước Mỹ. Washington nhìn thấy trong sự trỗi dậy của cường quốc châu Á này như một sự thách thức chiến lược trong những thập kỷ tới và chính quyền Tổng thống Barack Obama đã có sự chuyển hướng chiến lược sang châu Á.
Báo dẫn lời ông Richard Fontaine, cố vấn cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), giải thích: "Có sự tiếp nối giữa chính quyền của cựu Tổng thống George Bush sang thời Obama. Đó là tạo quan hệ tốt với một nước Trung Quốc đang mạnh lên, đồng thời duy trì mạng lưới đồng minh quân sự với các đối tác chủ chốt trong khu vực, phòng trường hợp 'người khổng lồ này trở nên hiếu chiến'… Đó là một chủ trương rất khác so với chính sách ngăn chặn đối với Liên Xô trước đây," vốn được coi là đối thủ hệ tư tưởng của Mỹ.
Vẫn theo Le Figaro, "nỗi ám ảnh Trung Quốc" ngày càng lớn đến nỗi các nhà chính trị, các chuyên gia của Mỹ vẫn luôn đặt ra những câu hỏi như: Liệu Trung Quốc sẽ mở cửa và thực hiện dân chủ hóa? Họ có dễ dàng hợp tác trong việc giải quyết các thách thức kinh tế hay khí hậu toàn cầu? Họ có muốn góp phần gánh vác trách nhiệm cho an ninh thế giới? Hay là Trung Quốc sẽ vẫn là một cường quốc tự lo cho bản thân mình, sử dụng phần còn lại như là chỗ dựa để phục vụ cho nhu cầu năng lượng không bao giờ thỏa mãn? Tất cả câu hỏi như vậy đã xuất hiện phía sau hậu trường chuyến thăm nước Mỹ lần đầu của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình.
Le Figaro nhận thấy các câu hỏi trên còn kèm theo sự tò mò thực sự đối với nhân vật được cho là sẽ lên nắm giữ quyền lực cao nhất của chính quyền Bắc Kinh vào năm 2013. Báo này cho rằng Trung Quốc sẽ còn là mối quan tâm lâu dài của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới./.
(Vietnam+)