Giới phân tích thị trường mới đây khẳng định xét cả về khía cạnh mua và bán, Trung Quốc đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong các cuộc bán đấu giá.
Nhận định trên hoàn toàn hợp lý bởi nếu so với những nhà đấu giá nổi tiếng thế giới như Christie’s hay Sotheby của Anh và Drouot của Pháp thì China Guardian Auction của Trung Quốc chẳng hề kém cạnh.
Trong đợt đấu giá tháng 9/2010 tại một khách sạn hạng sang ở thủ đô Bắc Kinh, China Guardian Auction đã trưng bày tới khoảng 5.500 cổ vật. Theo con số thống kê, trong mỗi cuộc bán đấu giá như vậy, công ty này có thể "bỏ túi" số tiền khổng lồ lên tới hơn 314 triệu USD.
Dù còn rất non trẻ trên thị trường đấu giá thế giới, song China Guardian Auction (ra đời năm 1993) đã nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy của giới say mê nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc. Ngoài Bắc Kinh, hiện công ty này đã mở rộng mạng lưới tới Thượng Hải, Hongkong, Đài Bắc, New York và Tokyo.
Góp phần vào thành công của thị trường đấu giá Trung Quốc nói chung và của China Guardian Auction nói riêng, không thể không nêu ra nguyên nhân là vì số lượng các tỷ phú đang gia tăng với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.
Thực tế, với một nền văn hóa lâu đời, các mạnh thường quân của Trung Quốc cũng được đánh giá là rất say mê và sành đồ cổ. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi trong bảng xếp hạng các thị trường quan trọng nhất của nhà đấu giá Christie’s, Hongkong chỉ đứng sau London và New York.
Tại phiên bán đấu giá đầu tháng 12/2010 tại Hongkong, Christie’s đã phá kỷ lục thu về 409 triệu USD. Chỉ riêng chiếc đàn cổ Thất huyền cầm, được làm từ thế kỷ thứ 12, một báu vật được dâng lên vua Tống Huy Tôn vào năm 1120 đã phá kỷ lục, thu về hơn 136 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 20 triệu USD). Trước đó, giá khởi điểm của cây đàn này chỉ là 16 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, một bức thư pháp cổ, vẽ trên lụa cách đây 1.600 năm, cũng được bán với giá "khủng" gần 40 triệu USD.
Các nhà quản lý của China Guardian Auction còn cho biết lý do khiến thị trường đấu giá tại Trung Quốc và công việc làm ăn của nhà đấu giá này ngày càng thuận lợi là do họ đã bàn thảo với chính phủ nhằm tìm ra phương pháp và đường hướng hoạt động. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận để China Guardian Auction thông qua các cuộc bán đấu giá, đem một số tác phẩm quý giá trong kho tàng nghệ thuật của Trung Quốc trở về các viện bảo tàng hoặc về tay các nhà sưu tập nước này.
Vài năm trở lại đây, việc mua lại các tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc gần như trở thành một “hành động bày tỏ lòng yêu nước” của một số nhà tài phiệt, các nhà khảo cổ Trung Quốc. Theo lời Giám đốc marketing của China Guardian Auction, 66% khách hàng của nhà đấu giá này đều là người Hoa. Nhưng cũng chính nhờ các cuộc đấu giá, sau nhiều năm lưu lạc, nhiều cổ vật quý giá của Trung Quốc đã trở về quê hương./.
Nhận định trên hoàn toàn hợp lý bởi nếu so với những nhà đấu giá nổi tiếng thế giới như Christie’s hay Sotheby của Anh và Drouot của Pháp thì China Guardian Auction của Trung Quốc chẳng hề kém cạnh.
Trong đợt đấu giá tháng 9/2010 tại một khách sạn hạng sang ở thủ đô Bắc Kinh, China Guardian Auction đã trưng bày tới khoảng 5.500 cổ vật. Theo con số thống kê, trong mỗi cuộc bán đấu giá như vậy, công ty này có thể "bỏ túi" số tiền khổng lồ lên tới hơn 314 triệu USD.
Dù còn rất non trẻ trên thị trường đấu giá thế giới, song China Guardian Auction (ra đời năm 1993) đã nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy của giới say mê nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc. Ngoài Bắc Kinh, hiện công ty này đã mở rộng mạng lưới tới Thượng Hải, Hongkong, Đài Bắc, New York và Tokyo.
Góp phần vào thành công của thị trường đấu giá Trung Quốc nói chung và của China Guardian Auction nói riêng, không thể không nêu ra nguyên nhân là vì số lượng các tỷ phú đang gia tăng với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.
Thực tế, với một nền văn hóa lâu đời, các mạnh thường quân của Trung Quốc cũng được đánh giá là rất say mê và sành đồ cổ. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi trong bảng xếp hạng các thị trường quan trọng nhất của nhà đấu giá Christie’s, Hongkong chỉ đứng sau London và New York.
Tại phiên bán đấu giá đầu tháng 12/2010 tại Hongkong, Christie’s đã phá kỷ lục thu về 409 triệu USD. Chỉ riêng chiếc đàn cổ Thất huyền cầm, được làm từ thế kỷ thứ 12, một báu vật được dâng lên vua Tống Huy Tôn vào năm 1120 đã phá kỷ lục, thu về hơn 136 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 20 triệu USD). Trước đó, giá khởi điểm của cây đàn này chỉ là 16 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, một bức thư pháp cổ, vẽ trên lụa cách đây 1.600 năm, cũng được bán với giá "khủng" gần 40 triệu USD.
Các nhà quản lý của China Guardian Auction còn cho biết lý do khiến thị trường đấu giá tại Trung Quốc và công việc làm ăn của nhà đấu giá này ngày càng thuận lợi là do họ đã bàn thảo với chính phủ nhằm tìm ra phương pháp và đường hướng hoạt động. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận để China Guardian Auction thông qua các cuộc bán đấu giá, đem một số tác phẩm quý giá trong kho tàng nghệ thuật của Trung Quốc trở về các viện bảo tàng hoặc về tay các nhà sưu tập nước này.
Vài năm trở lại đây, việc mua lại các tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc gần như trở thành một “hành động bày tỏ lòng yêu nước” của một số nhà tài phiệt, các nhà khảo cổ Trung Quốc. Theo lời Giám đốc marketing của China Guardian Auction, 66% khách hàng của nhà đấu giá này đều là người Hoa. Nhưng cũng chính nhờ các cuộc đấu giá, sau nhiều năm lưu lạc, nhiều cổ vật quý giá của Trung Quốc đã trở về quê hương./.
Thanh Phương (Vietnam+)