Theo quy định chính thức công bố cuối tuần qua của Cơ quan quản lý an toàn mỏ than quốc gia Trung Quốc, giới lãnh đạo các mỏ than có thể mất tới 80% thu nhập hàng năm nếu tai nạn xảy ra mà họ không có mặt trong hầm mỏ cùng công nhân.
Đây là một nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn tình trạng tai nạn lao động nguy hiểm ở các mỏ than khi giới chủ ít quan tâm đến vấn đề an toàn, chỉ chạy theo lợi nhuận.
Theo quy định cụ thể mới công bố, các chủ mỏ phải lên xuống mỏ mỗi ca cùng công nhân, phải công bố rộng rãi về công việc này và phải thực hiện ít nhất 5 ca làm việc cùng công nhân trong mỗi tháng.
Những chủ mỏ vắng mặt sẽ bị phạt từ 30-80% thu nhập hàng năm nếu tai nản xảy ra và sẽ mất chức vĩnh viễn nếu tại nạn được xác định là nghiêm trọng.
Những mỏ vi phạm quy định trên có thể bị phạt tới 5 triệu Nhân dân tệ (tương đương 729.200 USD) và sẽ bị rút giấy phép hoạt động.
Quy định trên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/10 tới.
Đầu tháng Bảy, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đặt ra yêu cầu về giới lãnh đạo ngành khai mỏ làm việc trực tiếp cùng với công nhân, chia sẻ những nguy hiểm để từ đó, chính họ sẽ chủ động nâng cao các điều kiện an toàn lao động.
Tuy nhiên, yêu cầu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau đó không được triển khai.
Kể từ đầu tháng Bảy đến nay, 5 vụ tai nạn mỏ đã xảy ra ở các tỉnh Hà Nam, Thiểm Tây, Hồ Nam, Cam Túc và Liêu Ninh của Trung Quốc với 49 thợ mỏ mắc kẹt mà không hề có lãnh đạo hay nhà quản lý mỏ nào hiện diện cùng họ.
Năm ngoái, số trường hợp tử vong trong các tai nạn hầm mỏ ở Trung Quốc là hơn 2.630 người, giảm gần 600 trường hợp so với năm 2008 nhờ việc đóng cửa nhiều mỏ trái phép.
Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, tai nạn hầm mỏ đã cướp đi hơn 1.260 sinh mạng, tăng so với 1.175 trường hợp tử vong cùng kỳ năm 2009./.
Đây là một nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn tình trạng tai nạn lao động nguy hiểm ở các mỏ than khi giới chủ ít quan tâm đến vấn đề an toàn, chỉ chạy theo lợi nhuận.
Theo quy định cụ thể mới công bố, các chủ mỏ phải lên xuống mỏ mỗi ca cùng công nhân, phải công bố rộng rãi về công việc này và phải thực hiện ít nhất 5 ca làm việc cùng công nhân trong mỗi tháng.
Những chủ mỏ vắng mặt sẽ bị phạt từ 30-80% thu nhập hàng năm nếu tai nản xảy ra và sẽ mất chức vĩnh viễn nếu tại nạn được xác định là nghiêm trọng.
Những mỏ vi phạm quy định trên có thể bị phạt tới 5 triệu Nhân dân tệ (tương đương 729.200 USD) và sẽ bị rút giấy phép hoạt động.
Quy định trên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/10 tới.
Đầu tháng Bảy, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đặt ra yêu cầu về giới lãnh đạo ngành khai mỏ làm việc trực tiếp cùng với công nhân, chia sẻ những nguy hiểm để từ đó, chính họ sẽ chủ động nâng cao các điều kiện an toàn lao động.
Tuy nhiên, yêu cầu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau đó không được triển khai.
Kể từ đầu tháng Bảy đến nay, 5 vụ tai nạn mỏ đã xảy ra ở các tỉnh Hà Nam, Thiểm Tây, Hồ Nam, Cam Túc và Liêu Ninh của Trung Quốc với 49 thợ mỏ mắc kẹt mà không hề có lãnh đạo hay nhà quản lý mỏ nào hiện diện cùng họ.
Năm ngoái, số trường hợp tử vong trong các tai nạn hầm mỏ ở Trung Quốc là hơn 2.630 người, giảm gần 600 trường hợp so với năm 2008 nhờ việc đóng cửa nhiều mỏ trái phép.
Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, tai nạn hầm mỏ đã cướp đi hơn 1.260 sinh mạng, tăng so với 1.175 trường hợp tử vong cùng kỳ năm 2009./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)