Ngày 11/1, ông Tô Vĩ, Giám đốc phụ trách vấn đề biến đổi khí hậu thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh đang cân nhắc việc áp thuế khí thải cácbon nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng bẩn trong quá trình phát triển kinh tế.
Theo hãng tin AFP, phát biểu tại Washington, Mỹ, ông Tô Vĩ nêu rõ là một cường quốc châu Á đang phát triển, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang xem xét những tác động của việc áp thuế khí thải cũng như liệu thuế này có chồng chéo với các kế hoạch triển khai một chương trình thí điểm về mua bán hạn ngạch khí thải cácbon hay không. Quan chức này nhấn mạnh thuế cácbon là một trong những công cụ có thể được sử dụng để hướng đến một nền kinh tế "ít cácbon."
Ngoài ra, ông Tô Vĩ cũng cho biết Trung Quốc dự định sẽ áp dụng việc dán nhãn tự nguyện lên các sản phẩm ít cácbon nhằm giúp các doanh nghiệp và ngành công nghiệp dễ dàng nhận biết.
Tuần trước, báo giới Trung Quốc đưa tin Bộ Tài chính đã nhận được một kiến nghị áp mức thuế 10 Nhân dân tệ (tương đương 1,59 USD)/1 tấn khí thải trong ba năm tới, chủ yếu nhằm vào những ngành nghề sử dụng lượng lớn than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng biến đổi khí hậu.
Khái niệm "thuế cácbon" lần đầu tiên được cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đưa ra và cho tới nay được các nước Mỹ, Canada, Australia và các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu ủng hộ. Đây là một loại thuế môi trường đánh vào lượng thải khí cácbon sinh ra trong quá trình sản xuất.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu hồi tháng trước tại Durban, Nam Phi, 194 nước đã nhất trí tìm kiếm một thỏa thuận thay thế cho Nghị định thư Kyoto yêu cầu cắt giảm lượng khí thải cácbon, sẽ hết hạn vào cuối năm nay, theo đó tất cả các nước phải cam kết kiểm soát khí thải theo một khuôn khổ pháp lý chung./.
Theo hãng tin AFP, phát biểu tại Washington, Mỹ, ông Tô Vĩ nêu rõ là một cường quốc châu Á đang phát triển, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang xem xét những tác động của việc áp thuế khí thải cũng như liệu thuế này có chồng chéo với các kế hoạch triển khai một chương trình thí điểm về mua bán hạn ngạch khí thải cácbon hay không. Quan chức này nhấn mạnh thuế cácbon là một trong những công cụ có thể được sử dụng để hướng đến một nền kinh tế "ít cácbon."
Ngoài ra, ông Tô Vĩ cũng cho biết Trung Quốc dự định sẽ áp dụng việc dán nhãn tự nguyện lên các sản phẩm ít cácbon nhằm giúp các doanh nghiệp và ngành công nghiệp dễ dàng nhận biết.
Tuần trước, báo giới Trung Quốc đưa tin Bộ Tài chính đã nhận được một kiến nghị áp mức thuế 10 Nhân dân tệ (tương đương 1,59 USD)/1 tấn khí thải trong ba năm tới, chủ yếu nhằm vào những ngành nghề sử dụng lượng lớn than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng biến đổi khí hậu.
Khái niệm "thuế cácbon" lần đầu tiên được cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đưa ra và cho tới nay được các nước Mỹ, Canada, Australia và các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu ủng hộ. Đây là một loại thuế môi trường đánh vào lượng thải khí cácbon sinh ra trong quá trình sản xuất.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu hồi tháng trước tại Durban, Nam Phi, 194 nước đã nhất trí tìm kiếm một thỏa thuận thay thế cho Nghị định thư Kyoto yêu cầu cắt giảm lượng khí thải cácbon, sẽ hết hạn vào cuối năm nay, theo đó tất cả các nước phải cam kết kiểm soát khí thải theo một khuôn khổ pháp lý chung./.
(TTXVN/Vietnam+)