Ngày 3/1, sau mấy tháng điều tra, tập đoàn xe hơi Renault của Pháp đã đình chỉ công tác ba nhân viên cao cấp của tập đoàn này, những người bị nghi là đã phát tán những thông tin nhạy cảm ra bên ngoài.
Biện pháp đặc biệt này được thi hành nhằm “bảo vệ những tài sản chiến lược, tri thức và công nghệ” của Renault.
Đối với ban giám đốc Renault và Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Eric Besson, vụ gián điệp công nghiệp này rất nghiêm trọng. Đây thật sự là một cuộc “chiến tranh kinh tế” nhằm vào các dự án chế tạo xe hơi chạy bằng điện của Pháp. Ban giám đốc tập đoàn Renault cho biết có thể họ sẽ đệ đơn kiện.
Đến ngày 7/1, nhật báo Le Figaro cho biết cơ quan tình báo Pháp nghi ngờ có sự dính líu của Trung Quốc trong vụ gián điệp công nghiệp này.
Theo tờ báo, những thông tin bí mật bị phát tán ra ngoài là những dữ liệu về pin và động cơ của các kiểu xe hơi điện tương lai mà Renault dự trù sẽ tung ra thị trường vào năm 2012.
Các nguồn tin nội bộ được Le Figaro trích dẫn cho biết ba nhân viên cao cấp bị cho tạm nghỉ việc có thể đã bán các bằng sáng chế chưa đăng ký bản quyền cho một hoặc nhiều nhà trung gian chuyên về tình báo kinh tế. Về điểm đến cuối cùng của những thông tin này, tập đoàn Renault nghi ngờ là một “thể nhân” Trung Quốc.
Vụ gián điệp công nghiệp này gây chấn động Renault vì xe điện là dự án trọng điểm của tập đoàn Pháp. Hãng Renault, mà hiện Nhà nước Pháp vẫn nắm 15% vốn, cùng với đối tác Nhật Bản Nissan, đã đầu tư đến 4 tỷ euro để phát triển xe điện, trong đó có 1,5 tỷ euro dành riêng cho việc nghiên cứu về pin. Tổng cộng, có đến 1.700 kỹ sư của Renault được huy động cho dự án xe điện.
Đi trước so với đa số các đối thủ, mục tiêu của liên doanh ôtô Renault-Nissan là chiếm vị trí số một thế giới trong lĩnh vực này. Chỉ một mình Renault đã đăng ký 56 bằng sáng chế về xe điện và sắp tới đây sẽ đăng ký thêm 34 bằng khác. Đó là chưa kể còn hơn 100 bằng sáng chế đang chờ được hoàn tất.
Trung Quốc cũng đã đề ra một chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển xe hơi điện quy tụ 16 công ty nhà nước. Với 1,36 tỷ euro đầu tư vào việc phát triển pin cho xe điện, toàn bộ các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc có thể theo sát Renault trong lĩnh vực này. Tổng cộng, Trung Quốc dự trù sẽ bỏ ra đến 15 tỷ USD trong thời gian 10 năm để phát triển các loại xe “xanh.”
Vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault chẳng có gì là đáng ngạc nhiên bởi lẽ ngành công nghiệp xe hơi vẫn là mục tiêu mà giới tình báo kinh tế nhắm tới chủ yếu. Các hãng xe hơi thường bỏ ra nhiều năm và rất nhiều tiền để nghiên cứu phát triển sản phẩm, nếu chiếm được bí mật công nghiệp này thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Hiện giờ, còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan tình báo Pháp thì mới có thể biết chắc là ai đứng đằng sau vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault.
Trước mắt, vụ việc này buộc chính phủ Pháp phải tăng cường bảo vệ bí mật công nghiệp của những công ty mà nhà nước có góp vốn. Cụ thể là các công ty này phải tự bảo vệ chặt chẽ hơn, nếu để lộ bí mật công nghiệp sẽ bị trừng phạt tài chính./.
Biện pháp đặc biệt này được thi hành nhằm “bảo vệ những tài sản chiến lược, tri thức và công nghệ” của Renault.
Đối với ban giám đốc Renault và Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Eric Besson, vụ gián điệp công nghiệp này rất nghiêm trọng. Đây thật sự là một cuộc “chiến tranh kinh tế” nhằm vào các dự án chế tạo xe hơi chạy bằng điện của Pháp. Ban giám đốc tập đoàn Renault cho biết có thể họ sẽ đệ đơn kiện.
Đến ngày 7/1, nhật báo Le Figaro cho biết cơ quan tình báo Pháp nghi ngờ có sự dính líu của Trung Quốc trong vụ gián điệp công nghiệp này.
Theo tờ báo, những thông tin bí mật bị phát tán ra ngoài là những dữ liệu về pin và động cơ của các kiểu xe hơi điện tương lai mà Renault dự trù sẽ tung ra thị trường vào năm 2012.
Các nguồn tin nội bộ được Le Figaro trích dẫn cho biết ba nhân viên cao cấp bị cho tạm nghỉ việc có thể đã bán các bằng sáng chế chưa đăng ký bản quyền cho một hoặc nhiều nhà trung gian chuyên về tình báo kinh tế. Về điểm đến cuối cùng của những thông tin này, tập đoàn Renault nghi ngờ là một “thể nhân” Trung Quốc.
Vụ gián điệp công nghiệp này gây chấn động Renault vì xe điện là dự án trọng điểm của tập đoàn Pháp. Hãng Renault, mà hiện Nhà nước Pháp vẫn nắm 15% vốn, cùng với đối tác Nhật Bản Nissan, đã đầu tư đến 4 tỷ euro để phát triển xe điện, trong đó có 1,5 tỷ euro dành riêng cho việc nghiên cứu về pin. Tổng cộng, có đến 1.700 kỹ sư của Renault được huy động cho dự án xe điện.
Đi trước so với đa số các đối thủ, mục tiêu của liên doanh ôtô Renault-Nissan là chiếm vị trí số một thế giới trong lĩnh vực này. Chỉ một mình Renault đã đăng ký 56 bằng sáng chế về xe điện và sắp tới đây sẽ đăng ký thêm 34 bằng khác. Đó là chưa kể còn hơn 100 bằng sáng chế đang chờ được hoàn tất.
Trung Quốc cũng đã đề ra một chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển xe hơi điện quy tụ 16 công ty nhà nước. Với 1,36 tỷ euro đầu tư vào việc phát triển pin cho xe điện, toàn bộ các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc có thể theo sát Renault trong lĩnh vực này. Tổng cộng, Trung Quốc dự trù sẽ bỏ ra đến 15 tỷ USD trong thời gian 10 năm để phát triển các loại xe “xanh.”
Vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault chẳng có gì là đáng ngạc nhiên bởi lẽ ngành công nghiệp xe hơi vẫn là mục tiêu mà giới tình báo kinh tế nhắm tới chủ yếu. Các hãng xe hơi thường bỏ ra nhiều năm và rất nhiều tiền để nghiên cứu phát triển sản phẩm, nếu chiếm được bí mật công nghiệp này thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Hiện giờ, còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan tình báo Pháp thì mới có thể biết chắc là ai đứng đằng sau vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault.
Trước mắt, vụ việc này buộc chính phủ Pháp phải tăng cường bảo vệ bí mật công nghiệp của những công ty mà nhà nước có góp vốn. Cụ thể là các công ty này phải tự bảo vệ chặt chẽ hơn, nếu để lộ bí mật công nghiệp sẽ bị trừng phạt tài chính./.
Huy Bình (Vietnam+)