Theo một luật mới đang được xét duyệt tại tỉnh Triết Giang, miền Đông Trung Quốc, những ông chồng vũ phu bị cáo buộc đánh đập vợ hay đe dọa dùng bạo lực sẽ bị phạt phải cách xa vợ 200m.
Tòa án nhân dân tỉnh Triết Giang đã soạn luật mới trên để bảo vệ quyền phụ nữ, ngăn chặn bạo hành gia đình. Luật này cũng đã được gửi đến các nhà lập pháp của tỉnh để thông qua.
Trong luật, khái niệm bạo hành gia đình được làm rõ là gây thương tổn thể xác hoặc tinh thần của thành viên trong gia đình qua việc đánh đập, đe dọa hay có những hành động bạo lực khác.
Những ông chồng vũ phu ngoài chuyện phải duy trì một khoảng cách khá xa với vợ như vậy còn bị cấm lén lút sử dụng những tài sản gia đình chung. Luật mới cũng khuyến khích các nạn nhân đòi bồi thường từ bên vi phạm.
Bạo hành gia đình đang là một vấn đề nặng nề với phụ nữ tại tỉnh Triết Giang. Kể từ năm 2008, những khiếu kiện, khai báo về tình trạng này chiếm tới 14,5% tổng số khiếu kiện của tỉnh.
Trên toàn thế giới, bạo hành gia đình được ghi nhận ở một mức độ không nhỏ với tỷ lệ trung bình 1/5 hộ gia đình. Theo số liệu Liên hợp quốc, cứ mỗi 18 giây là lại xảy ra một vụ bạo hành gia đình được thông báo.
Ở Trung Quốc, khoảng 30% trong tổng số 270 triệu hộ gia đình có xảy ra tình trạng bạo hành mà trong đó, 90% nạn nhân là các người vợ. Bạo hành gia đình dẫn tới 100.000 vụ ly hôn mỗi năm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Hiệp hội Phụ nữ toàn Trung Quốc kêu gọi cần có một luật cho phép công an, cảnh sát can thiệp nhanh chóng khi nhận được tin về bạo hành gia đình.
Theo truyền thống, khi “bát đũa xô nhau,” hòa giải là cách được lựa chọn nhiều hơn bởi người Trung Quốc quen giữ kín những rắc rối trong gia đình mình.
Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng giới chức cũng như lực lượng an ninh cần tích cực hơn để ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo hành gia đình./.
Tòa án nhân dân tỉnh Triết Giang đã soạn luật mới trên để bảo vệ quyền phụ nữ, ngăn chặn bạo hành gia đình. Luật này cũng đã được gửi đến các nhà lập pháp của tỉnh để thông qua.
Trong luật, khái niệm bạo hành gia đình được làm rõ là gây thương tổn thể xác hoặc tinh thần của thành viên trong gia đình qua việc đánh đập, đe dọa hay có những hành động bạo lực khác.
Những ông chồng vũ phu ngoài chuyện phải duy trì một khoảng cách khá xa với vợ như vậy còn bị cấm lén lút sử dụng những tài sản gia đình chung. Luật mới cũng khuyến khích các nạn nhân đòi bồi thường từ bên vi phạm.
Bạo hành gia đình đang là một vấn đề nặng nề với phụ nữ tại tỉnh Triết Giang. Kể từ năm 2008, những khiếu kiện, khai báo về tình trạng này chiếm tới 14,5% tổng số khiếu kiện của tỉnh.
Trên toàn thế giới, bạo hành gia đình được ghi nhận ở một mức độ không nhỏ với tỷ lệ trung bình 1/5 hộ gia đình. Theo số liệu Liên hợp quốc, cứ mỗi 18 giây là lại xảy ra một vụ bạo hành gia đình được thông báo.
Ở Trung Quốc, khoảng 30% trong tổng số 270 triệu hộ gia đình có xảy ra tình trạng bạo hành mà trong đó, 90% nạn nhân là các người vợ. Bạo hành gia đình dẫn tới 100.000 vụ ly hôn mỗi năm tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Hiệp hội Phụ nữ toàn Trung Quốc kêu gọi cần có một luật cho phép công an, cảnh sát can thiệp nhanh chóng khi nhận được tin về bạo hành gia đình.
Theo truyền thống, khi “bát đũa xô nhau,” hòa giải là cách được lựa chọn nhiều hơn bởi người Trung Quốc quen giữ kín những rắc rối trong gia đình mình.
Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng giới chức cũng như lực lượng an ninh cần tích cực hơn để ngăn chặn và giải quyết tình trạng bạo hành gia đình./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)