Trong lúc các tàu thuyền công vụ của Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục quần thảo xung quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai nước cũng bắt đầu đẩy mạnh cuộc chiến dư luận quốc tế về chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.
Theo tờ Minh báo (Hong Kong) ngày 4/10, sau khi đăng chuyên mục “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” trên báo chí Mỹ hồi tuần trước, Trung Quốc tuần này lại tiếp tục đăng tải trên báo chí Pakistan để nói rõ về lập trường của Bắc Kinh đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời chỉ trích hành động xâm chiếm của Nhật Bản.
Đáp lại, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra văn kiện “Ba chân tướng Senkaku”, tích cực nói với các chính khách nước ngoài về lập trường của Nhật Bản trong cuộc tranh chấp này, đồng thời cho biết sẽ áp dụng chiến thuật “nghênh chiến” với Trung Quốc.
Trên tờ Daily Times của Pakistan ngày 2/10, Đại sứ quán Trung Quốc tại Islamabad đã có một bài viết dài với tựa đề “Nhật Bản cướp quần đảo Điếu Ngư từ tay Trung Quốc”, trong đó nhấn mạnh cuộc giao dịch ngầm giữa Mỹ và Nhật Bản, theo đó Mỹ chuyển giao quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cho Nhật Bản quản lý là vô hiệu và trái pháp luật, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trước sau vẫn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 28/9, tờ China Daily bản tiếng Anh của Trung Quốc cũng đã đăng toàn văn chuyên mục “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” trên chuyên san các tờ báo lớn ở Mỹ là Thời báo New York, Bưu điện Washington và Thời báo Los Angeles.
Đánh giá về các động thái trên, Đại sứ quán Nhật Bản tại Pakistan cho biết Trung Quốc đang phát động tại các nước khác cuộc chiến tuyên truyền về chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, đầu tiên Bắc Kinh sẽ thúc đẩy tại các nước có quan hệ mật thiết với Trung Quốc như Pakistan, tiến tới có thể mở rộng tới các nước xung quanh khác với hình thức tuyên truyền tương tự.
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có giải thích gì về vụ đăng quảng cáo “bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” tại các nước.
Giáo sư Lưu Giang Vĩnh thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng việc Trung Quốc thông qua báo chí quốc tế và mạng Internet để nói rõ với cộng đồng quốc tế về lập trường chủ quyền của mình đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là việc làm rất có ý nghĩa chiến lược, có thể là đòn giáng mạnh vào quan hệ quốc tế của Nhật Bản.
Ông này cho rằng nội dung liên quan mà báo chí Pakistan đăng tải là tôn trọng lịch sử, cũng là những biểu hiện hữu nghị đối với Trung Quốc, tin rằng sau này sẽ có thêm nhiều báo chí nước khác đăng tải các thông tin tương tự.
[Báo Mỹ đăng quảng cáo “Chủ quyền Điếu Ngư” của TQ]
Theo Giáo sư Lưu Giang Vĩnh, Chính phủ Trung Quốc đang tích cực tuyên truyền rằng “Trung Quốc có rất nhiều chứng cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử, Trung Quốc có đầy đủ lý lẽ như vậy, tại sao lại không tuyên truyền?” Trong giới học thuật hiện nay, đã có chuyên gia của nhiều nước không đồng ý với cách làm của Nhật Bản, nay “cuộc chiến dư luận” lại hướng tới những người dân bình thường, việc làm này không phải là hy vọng cộng đồng quốc tế tới giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề, chỉ là nói rõ để thế giới biết về thực tế là Nhật Bản phát động chiến tranh và mượn chiến tranh để cướp đoạt lãnh thổ của nước khác. Từ đó có thể ngăn ngừa lịch sử tái diễn, điều này rất quan trọng đối với các nước Đông Á, nhất là những nước đã từng chịu khổ nhục bởi chiến tranh.
Về phần mình, Nhật Bản cũng bắt đầu thay đổi phương châm để đáp trả các luận điệu của Trung Quốc, tăng cường tuyền truyền với cộng đồng quốc tế. Ngoại trưởng Nhật Bản Genba Koichiro nhấn mạnh đây là “cuộc chiến pháp luật, cuộc chiến thông tin,” cần phải nhấn mạnh lập trường của Nhật Bản một cách rõ ràng trước cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mông Cổ đang ở thăm Nhật Bản, ông Koichiro cũng trình bày về lập trường của Nhật Bản cho rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đồng thời còn đưa ra văn kiện với tựa đề “Ba chân tướng về Senkaku,” trong đó tổng kết chủ trương của Nhật Bản là: quần đảo Điếu Ngư/Senkaku về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế đều là “lãnh thổ vốn có” của Nhật Bản; “quốc hữu hóa” Điếu Ngư/Senkaku là nhằm duy trì quản lý một cách ổn định; cho dù bất cứ lý do gì đều không cho phép xảy ra bạo lực, và yêu cầu các quan chức ngoại giao trong mọi trường hợp cần chủ động đề cập tới vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, đối phó với Trung Quốc.
[Nhật Bản phản đối báo Mỹ quảng cáo "Điếu Ngư"]
Ngoài ra, trên tờ Thời báo New York hồi tháng trước có đăng tải một bài viết viện dẫn tài liệu nghiên cứu của Đài Loan chỉ ra rằng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, Nhật Bản đã cướp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku như là một chiến lợi phẩm.
Về vấn đề này, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại New York ngày 2/10 đã có bài phản bác, nói rằng cách nói này là một “sai lầm nghiêm trọng”./.
Theo tờ Minh báo (Hong Kong) ngày 4/10, sau khi đăng chuyên mục “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” trên báo chí Mỹ hồi tuần trước, Trung Quốc tuần này lại tiếp tục đăng tải trên báo chí Pakistan để nói rõ về lập trường của Bắc Kinh đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời chỉ trích hành động xâm chiếm của Nhật Bản.
Đáp lại, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra văn kiện “Ba chân tướng Senkaku”, tích cực nói với các chính khách nước ngoài về lập trường của Nhật Bản trong cuộc tranh chấp này, đồng thời cho biết sẽ áp dụng chiến thuật “nghênh chiến” với Trung Quốc.
Trên tờ Daily Times của Pakistan ngày 2/10, Đại sứ quán Trung Quốc tại Islamabad đã có một bài viết dài với tựa đề “Nhật Bản cướp quần đảo Điếu Ngư từ tay Trung Quốc”, trong đó nhấn mạnh cuộc giao dịch ngầm giữa Mỹ và Nhật Bản, theo đó Mỹ chuyển giao quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cho Nhật Bản quản lý là vô hiệu và trái pháp luật, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trước sau vẫn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 28/9, tờ China Daily bản tiếng Anh của Trung Quốc cũng đã đăng toàn văn chuyên mục “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” trên chuyên san các tờ báo lớn ở Mỹ là Thời báo New York, Bưu điện Washington và Thời báo Los Angeles.
Đánh giá về các động thái trên, Đại sứ quán Nhật Bản tại Pakistan cho biết Trung Quốc đang phát động tại các nước khác cuộc chiến tuyên truyền về chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, đầu tiên Bắc Kinh sẽ thúc đẩy tại các nước có quan hệ mật thiết với Trung Quốc như Pakistan, tiến tới có thể mở rộng tới các nước xung quanh khác với hình thức tuyên truyền tương tự.
Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có giải thích gì về vụ đăng quảng cáo “bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” tại các nước.
Giáo sư Lưu Giang Vĩnh thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng việc Trung Quốc thông qua báo chí quốc tế và mạng Internet để nói rõ với cộng đồng quốc tế về lập trường chủ quyền của mình đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là việc làm rất có ý nghĩa chiến lược, có thể là đòn giáng mạnh vào quan hệ quốc tế của Nhật Bản.
Ông này cho rằng nội dung liên quan mà báo chí Pakistan đăng tải là tôn trọng lịch sử, cũng là những biểu hiện hữu nghị đối với Trung Quốc, tin rằng sau này sẽ có thêm nhiều báo chí nước khác đăng tải các thông tin tương tự.
[Báo Mỹ đăng quảng cáo “Chủ quyền Điếu Ngư” của TQ]
Theo Giáo sư Lưu Giang Vĩnh, Chính phủ Trung Quốc đang tích cực tuyên truyền rằng “Trung Quốc có rất nhiều chứng cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử, Trung Quốc có đầy đủ lý lẽ như vậy, tại sao lại không tuyên truyền?” Trong giới học thuật hiện nay, đã có chuyên gia của nhiều nước không đồng ý với cách làm của Nhật Bản, nay “cuộc chiến dư luận” lại hướng tới những người dân bình thường, việc làm này không phải là hy vọng cộng đồng quốc tế tới giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề, chỉ là nói rõ để thế giới biết về thực tế là Nhật Bản phát động chiến tranh và mượn chiến tranh để cướp đoạt lãnh thổ của nước khác. Từ đó có thể ngăn ngừa lịch sử tái diễn, điều này rất quan trọng đối với các nước Đông Á, nhất là những nước đã từng chịu khổ nhục bởi chiến tranh.
Về phần mình, Nhật Bản cũng bắt đầu thay đổi phương châm để đáp trả các luận điệu của Trung Quốc, tăng cường tuyền truyền với cộng đồng quốc tế. Ngoại trưởng Nhật Bản Genba Koichiro nhấn mạnh đây là “cuộc chiến pháp luật, cuộc chiến thông tin,” cần phải nhấn mạnh lập trường của Nhật Bản một cách rõ ràng trước cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mông Cổ đang ở thăm Nhật Bản, ông Koichiro cũng trình bày về lập trường của Nhật Bản cho rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đồng thời còn đưa ra văn kiện với tựa đề “Ba chân tướng về Senkaku,” trong đó tổng kết chủ trương của Nhật Bản là: quần đảo Điếu Ngư/Senkaku về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế đều là “lãnh thổ vốn có” của Nhật Bản; “quốc hữu hóa” Điếu Ngư/Senkaku là nhằm duy trì quản lý một cách ổn định; cho dù bất cứ lý do gì đều không cho phép xảy ra bạo lực, và yêu cầu các quan chức ngoại giao trong mọi trường hợp cần chủ động đề cập tới vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, đối phó với Trung Quốc.
[Nhật Bản phản đối báo Mỹ quảng cáo "Điếu Ngư"]
Ngoài ra, trên tờ Thời báo New York hồi tháng trước có đăng tải một bài viết viện dẫn tài liệu nghiên cứu của Đài Loan chỉ ra rằng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, Nhật Bản đã cướp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku như là một chiến lợi phẩm.
Về vấn đề này, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại New York ngày 2/10 đã có bài phản bác, nói rằng cách nói này là một “sai lầm nghiêm trọng”./.
(Vietnam+)