Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước chỉ số phát triển con người ở mức trung bình.
Chất lượng dân số ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, mặc dù chỉ số con người đã tăng lên, nhưng vẫn chưa làm thay đổi vị trí trong danh sách các nước đang xếp hạng.
Hiện số năm trung bình người dân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh chưa giảm; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc thiểu số còn rất nặng nề.
Tỷ lệ dân số đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn rất thấp. Tính đến năm 2009, chỉ có 13,3% dân số từ 15 tuổi trở lên đã được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, trong đó chỉ có 1,6% dân số trong độ tuổi lao động đạt trình độ cao đẳng, 4,2% dân số đạt trình độ đại học và 0,2% dân số có trình độ trên đại học.
Theo Tổng cục Thống kê, đến nay vẫn còn 28/63 tỉnh, thành phố, chiếm 34,4% dân số cả nước chưa đạt mức sinh thay thế. Trong đó một số địa phương có mức sinh còn cao tới 3,45 con (Kon Tum), 3,08 con (Hà Giang), đặc biệt một số tỉnh, thành phố có mức sinh tăng trở lại sau khi đạt mức sinh thế trước năm 2005 như Đà Nẵng từ 1,87 con (1/4/2005) nay đã tăng lên 2,14con (1/4/2009), Đồng Nai tăng từ 1,92 con lên 2,07 con, Phú Thọ tăng từ 2,03 con lên 2,10 con.
Điều đó cho thấy Chương trình mục tiêu Quốc gia dân số gần 20 năm qua đã giải quyết cơ bản và hiệu quả việc ổn định mức sinh thay thế, tuy nhiên thời gian qua do có biến động về tổ chức, một số văn bản ban hành chưa rõ ràng.
Đặc biệt phong tục tập quán, tư tưởng Nho giáo luôn quan niệm phải đông con nhiều cháu mới có phúc và nhất định phải đẻ con trai để duy trì nòi giống còn khá phố biến kể cả trong đội ngũ trí thức.
Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu chúng ta không duy trì một chương trình dân số độc lập và mang tầm cỡ quốc gia như Chương trình Mục tiêu Quốc gia dân số/Kế hoạch hóa gia đình, dân số Việt Nam với mức sinh chưa ổn định sẽ bùng phát, và phát triển cực đại vào năm 2020-2025.
Khi đó, Việt Nam khó bề kiểm soát hàng loạt nguy cơ gia tăng dân số, chất lượng dân số thấp, tỷ lệ người già tăng cao, nhập khẩu hàng triệu cô dâu và có nguy cơ "giẫm" vào vết xe đổ về công tác dân số như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia./.
Chất lượng dân số ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, mặc dù chỉ số con người đã tăng lên, nhưng vẫn chưa làm thay đổi vị trí trong danh sách các nước đang xếp hạng.
Hiện số năm trung bình người dân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh chưa giảm; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc thiểu số còn rất nặng nề.
Tỷ lệ dân số đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn rất thấp. Tính đến năm 2009, chỉ có 13,3% dân số từ 15 tuổi trở lên đã được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, trong đó chỉ có 1,6% dân số trong độ tuổi lao động đạt trình độ cao đẳng, 4,2% dân số đạt trình độ đại học và 0,2% dân số có trình độ trên đại học.
Theo Tổng cục Thống kê, đến nay vẫn còn 28/63 tỉnh, thành phố, chiếm 34,4% dân số cả nước chưa đạt mức sinh thay thế. Trong đó một số địa phương có mức sinh còn cao tới 3,45 con (Kon Tum), 3,08 con (Hà Giang), đặc biệt một số tỉnh, thành phố có mức sinh tăng trở lại sau khi đạt mức sinh thế trước năm 2005 như Đà Nẵng từ 1,87 con (1/4/2005) nay đã tăng lên 2,14con (1/4/2009), Đồng Nai tăng từ 1,92 con lên 2,07 con, Phú Thọ tăng từ 2,03 con lên 2,10 con.
Điều đó cho thấy Chương trình mục tiêu Quốc gia dân số gần 20 năm qua đã giải quyết cơ bản và hiệu quả việc ổn định mức sinh thay thế, tuy nhiên thời gian qua do có biến động về tổ chức, một số văn bản ban hành chưa rõ ràng.
Đặc biệt phong tục tập quán, tư tưởng Nho giáo luôn quan niệm phải đông con nhiều cháu mới có phúc và nhất định phải đẻ con trai để duy trì nòi giống còn khá phố biến kể cả trong đội ngũ trí thức.
Theo giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu chúng ta không duy trì một chương trình dân số độc lập và mang tầm cỡ quốc gia như Chương trình Mục tiêu Quốc gia dân số/Kế hoạch hóa gia đình, dân số Việt Nam với mức sinh chưa ổn định sẽ bùng phát, và phát triển cực đại vào năm 2020-2025.
Khi đó, Việt Nam khó bề kiểm soát hàng loạt nguy cơ gia tăng dân số, chất lượng dân số thấp, tỷ lệ người già tăng cao, nhập khẩu hàng triệu cô dâu và có nguy cơ "giẫm" vào vết xe đổ về công tác dân số như Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)