Ngày 14/1, bà Lê Thị Chung, Phó Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi cho biết những tư liệu quý về Đội Hoàng Sa và Trường Sa đã được trưng bày tại Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm Quản Bắc Hải thuộc xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Những tư liệu quý được trưng bày gồm 60 bức ảnh được sưu tầm từ nhiều nơi trong cả nước, chia làm 3 chủ đề là Tịnh Kỳ - Quê hương của những người lính Hoàng Sa; hoạt động của Đội Hoàng Sa kiêm Quản Bắc Hải và phát huy truyền thống của Đội Hoàng Sa, Trường Sa.
35 hiện vật của Đội Hoàng Sa, Trường Sa đã được khôi phục và sưu tầm như mô hình thuyền đi biển và các vật dụng đi kèm như nồi đồng, nồi đất, lu đựng nước ngọt và các vật dụng tùy thân của mỗi người lính gồm nẹp tre, dây mây, thẻ tre...
Chiếc thuyền trong lễ “Khao lề thế lính Hoàng Sa” và các vật đi kèm như bài vị, linh vị, chiếu cũng được phục dựng nguyên mẫu.
Các tài liệu quý được trưng bày lần này gồm các hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh được khai quật từ di chỉ Suối Chình, xã An Hải, huyện Lý Sơn, các tài liệu thời Chúa Nguyễn (bằng chữ Hán) về việc điều binh phu của xã An Hải và An Vĩnh đi Hoàng Sa làm nhiệm vụ, các văn bản từ thời Pháp thuộc về việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, tài liệu có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong thời Mỹ-Ngụy.
Ngoài ra còn có các tài liệu về Quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Khánh về việc tiếp nhận quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh ngày 12/11/1982, Nghị định ngày 23/1/1997 của Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa thành đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng, các luận án Tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các nhà khoa học.
Trong dịp đón xuân Canh Dần 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi sẽ tiếp tục trưng bày các tài liệu quý, hình ảnh, hiện vật về Đội Hoàng Sa và Trường Sa tại thành phố Quảng Ngãi, sau đó sẽ trưng bày tại các địa phương trong tỉnh./.
Những tư liệu quý được trưng bày gồm 60 bức ảnh được sưu tầm từ nhiều nơi trong cả nước, chia làm 3 chủ đề là Tịnh Kỳ - Quê hương của những người lính Hoàng Sa; hoạt động của Đội Hoàng Sa kiêm Quản Bắc Hải và phát huy truyền thống của Đội Hoàng Sa, Trường Sa.
35 hiện vật của Đội Hoàng Sa, Trường Sa đã được khôi phục và sưu tầm như mô hình thuyền đi biển và các vật dụng đi kèm như nồi đồng, nồi đất, lu đựng nước ngọt và các vật dụng tùy thân của mỗi người lính gồm nẹp tre, dây mây, thẻ tre...
Chiếc thuyền trong lễ “Khao lề thế lính Hoàng Sa” và các vật đi kèm như bài vị, linh vị, chiếu cũng được phục dựng nguyên mẫu.
Các tài liệu quý được trưng bày lần này gồm các hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh được khai quật từ di chỉ Suối Chình, xã An Hải, huyện Lý Sơn, các tài liệu thời Chúa Nguyễn (bằng chữ Hán) về việc điều binh phu của xã An Hải và An Vĩnh đi Hoàng Sa làm nhiệm vụ, các văn bản từ thời Pháp thuộc về việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, tài liệu có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong thời Mỹ-Ngụy.
Ngoài ra còn có các tài liệu về Quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Khánh về việc tiếp nhận quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh ngày 12/11/1982, Nghị định ngày 23/1/1997 của Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa thành đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng, các luận án Tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các nhà khoa học.
Trong dịp đón xuân Canh Dần 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi sẽ tiếp tục trưng bày các tài liệu quý, hình ảnh, hiện vật về Đội Hoàng Sa và Trường Sa tại thành phố Quảng Ngãi, sau đó sẽ trưng bày tại các địa phương trong tỉnh./.
Đoàn Hữu Trung (Vietnam+)