"Văn hóa trầu cau Việt Nam" là chủ đề cuộc trưng bày mới nhất của Bảo tàng lịch sử quốc gia khai mạc sáng 24/10 tại Hà Nội.
Hơn 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về văn hóa trầu cau của người Việt đã được lựa chọn trưng bày lần này như bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau, têm trầu, hộp trầu, cối giã trầu, xà tích... bằng nhiều chất liệu.
Các tài liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày theo ba nội dung gồm tục ăn trầu và giá trị văn hóa trầu cau ở Việt Nam; tục ăn trầu ở một số dân tộc ít người Việt Nam; bảo tồn giá trị văn hóa trầu cau Việt Nam.
Ở nội dung đầu, Ban tổ chức tập trung vào hai điểm nhấn quan trọng, đó là bộ sưu tập bình vôi từ thời Lý cho đến thời Nguyễn của các tầng lớp từ bình dân cho đến quý tộc. Trong đó phổ biến nhất là loại bình vôi bằng gốm, với nhiều loại men do nhà sưu tập Nguyễn Trung Thành (Thành Hải Dương) sưu tầm.
Bên cạnh đó, Bảo tàng lịch sử quốc gia còn giới thiệu đến công chúng hai bộ đồ ăn trầu trong bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn bằng vàng, ngọc, pha lê với nhiều cổ vật quý lần đầu tiên được trưng bày.
Ban tổ chức còn trưng bày các tiểu cảnh thể hiện truyền thống sử dụng trầu, cau trong các nghi lễ thờ cúng, bộ đồ ăn trầu dùng để tiếp khách trong ngôi nhà Việt thế kỷ 19-20 cũng như trình diễn cách têm trầu.
Tục ăn trầu không chỉ có ở người Kinh mà các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Sán Dìu, Mường... ở vùng núi phía Bắc cho đến các dân tộc sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, Tây Nguyên như người Khơ Mú, Bru, Êđê, Chăm, Khmer đều có. Tục ăn trầu giữa các dân tộc có nét tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt, độc đáo, do không gian văn hóa riêng của từng dân tộc. Ở nội dung này, Ban tổ chức trưng bày các dụng cụ ăn trầu của nhiều dân tộc do Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Phụ nữ sưu tầm.
Những năm gần đây, tục ăn trầu đang dần bị mai một trong đời sống, thói quen ăn trầu hầu như chỉ còn tồn tại trong thế hệ người cao tuổi, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trầu cau vẫn là lễ vật không thể thiếu trong các lễ hội, nghi lễ truyền thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp. Hình ảnh, văn hóa trầu cau vẫn luôn được ghi dấu trong văn học dân gian, ca dao, dân ca và các tác phẩm văn học nghệ thuật. Giá trị văn hóa trầu cau cần phải được gìn giữ và phát huy để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm người Việt.
"Văn hóa trầu cau Việt Nam" sẽ được trưng bày đến tháng 1/2013./.
Hơn 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về văn hóa trầu cau của người Việt đã được lựa chọn trưng bày lần này như bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau, têm trầu, hộp trầu, cối giã trầu, xà tích... bằng nhiều chất liệu.
Các tài liệu, hiện vật, hình ảnh được trưng bày theo ba nội dung gồm tục ăn trầu và giá trị văn hóa trầu cau ở Việt Nam; tục ăn trầu ở một số dân tộc ít người Việt Nam; bảo tồn giá trị văn hóa trầu cau Việt Nam.
Ở nội dung đầu, Ban tổ chức tập trung vào hai điểm nhấn quan trọng, đó là bộ sưu tập bình vôi từ thời Lý cho đến thời Nguyễn của các tầng lớp từ bình dân cho đến quý tộc. Trong đó phổ biến nhất là loại bình vôi bằng gốm, với nhiều loại men do nhà sưu tập Nguyễn Trung Thành (Thành Hải Dương) sưu tầm.
Bên cạnh đó, Bảo tàng lịch sử quốc gia còn giới thiệu đến công chúng hai bộ đồ ăn trầu trong bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn bằng vàng, ngọc, pha lê với nhiều cổ vật quý lần đầu tiên được trưng bày.
Ban tổ chức còn trưng bày các tiểu cảnh thể hiện truyền thống sử dụng trầu, cau trong các nghi lễ thờ cúng, bộ đồ ăn trầu dùng để tiếp khách trong ngôi nhà Việt thế kỷ 19-20 cũng như trình diễn cách têm trầu.
Tục ăn trầu không chỉ có ở người Kinh mà các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Sán Dìu, Mường... ở vùng núi phía Bắc cho đến các dân tộc sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, Tây Nguyên như người Khơ Mú, Bru, Êđê, Chăm, Khmer đều có. Tục ăn trầu giữa các dân tộc có nét tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt, độc đáo, do không gian văn hóa riêng của từng dân tộc. Ở nội dung này, Ban tổ chức trưng bày các dụng cụ ăn trầu của nhiều dân tộc do Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Phụ nữ sưu tầm.
Những năm gần đây, tục ăn trầu đang dần bị mai một trong đời sống, thói quen ăn trầu hầu như chỉ còn tồn tại trong thế hệ người cao tuổi, chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trầu cau vẫn là lễ vật không thể thiếu trong các lễ hội, nghi lễ truyền thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp. Hình ảnh, văn hóa trầu cau vẫn luôn được ghi dấu trong văn học dân gian, ca dao, dân ca và các tác phẩm văn học nghệ thuật. Giá trị văn hóa trầu cau cần phải được gìn giữ và phát huy để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm người Việt.
"Văn hóa trầu cau Việt Nam" sẽ được trưng bày đến tháng 1/2013./.
Thanh Giang (TTXVN)