Ngày 27/12, bộ sưu tập Dương-Hà với 508 tiêu bản đã được khai mạc và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ sưu tập Dương-Hà được biết đến là một bộ sưu tập cổ vật có thời gian xuất hiện lâu năm nhất, thời gian sưu tập dài nhất, số lượng lớn nhất Việt Nam với gần 3.400 hiện vật do giáo sư Dương Minh Thới và bà Hà Thị Ngọc sưu tập.
Các cổ vật gồm nhiều chất liệu, thể hiện nhiều mặt sinh hoạt của cuộc sống con người, xuất xứ từ nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, có niên đại từ thời Tiền-Sơ đến đầu thế kỷ 20 như các hiện vật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng, đồ trang sức, đồ phục vụ các thú thưởng ngoạn xưa như ăn trầu, uống trà, uống rượu, trò chơi thời Nguyễn…
Ngoài ra, sưu tập Dương-Hà còn nổi bật với các sưu tập ngọc-ngà, sưu tập gốm Bát Tràng, gốm Nam bộ Việt Nam, gốm Nhật Bản, sưu tập đồ sứ Trung Quốc với đề tài Long Ẩn, những câu răn dạy gia đình trong “Chu Tử trị gia cách ngôn” (của Chu Bá Lư thời Minh - Trung Quốc)…
Những sưu tập này được ông bà Dương-Hà tiến hành lặng lẽ nhưng đã mau chóng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Từ năm 1966, bà Dương Quỳnh Hoa, người con xuất sắc của ông bà, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 1976-1981, cũng đã giữ gìn và tiếp nối truyền thống yêu mến cổ vật của gia đình.
Tất cả bộ sưu tập Dương-Hà cung cấp cho người xem những kiến thức lịch sử-văn hóa vừa rộng lớn về địa lý, vừa ẩn sâu trong thời gian, vừa sâu sắc về nhân sinh.
Theo Bảo tàng Lịch sử thành phố, để có được quyền sở hữu của bộ sưu tập quý giá này, ông bà Dương-Hà đã hao tổn và đánh đổi rất nhiều tài lực, tâm lực, trí lực. Việc tự âm thầm hành động bằng cách “thu gom” cổ vật chống lại việc “chảy máu cổ vật ra nước ngoài” của ông bà lúc bấy giờ là một nghĩa cử mang đậm tính cách người Nam bộ./.
Bộ sưu tập Dương-Hà được biết đến là một bộ sưu tập cổ vật có thời gian xuất hiện lâu năm nhất, thời gian sưu tập dài nhất, số lượng lớn nhất Việt Nam với gần 3.400 hiện vật do giáo sư Dương Minh Thới và bà Hà Thị Ngọc sưu tập.
Các cổ vật gồm nhiều chất liệu, thể hiện nhiều mặt sinh hoạt của cuộc sống con người, xuất xứ từ nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, có niên đại từ thời Tiền-Sơ đến đầu thế kỷ 20 như các hiện vật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng, đồ trang sức, đồ phục vụ các thú thưởng ngoạn xưa như ăn trầu, uống trà, uống rượu, trò chơi thời Nguyễn…
Ngoài ra, sưu tập Dương-Hà còn nổi bật với các sưu tập ngọc-ngà, sưu tập gốm Bát Tràng, gốm Nam bộ Việt Nam, gốm Nhật Bản, sưu tập đồ sứ Trung Quốc với đề tài Long Ẩn, những câu răn dạy gia đình trong “Chu Tử trị gia cách ngôn” (của Chu Bá Lư thời Minh - Trung Quốc)…
Những sưu tập này được ông bà Dương-Hà tiến hành lặng lẽ nhưng đã mau chóng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Từ năm 1966, bà Dương Quỳnh Hoa, người con xuất sắc của ông bà, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 1976-1981, cũng đã giữ gìn và tiếp nối truyền thống yêu mến cổ vật của gia đình.
Tất cả bộ sưu tập Dương-Hà cung cấp cho người xem những kiến thức lịch sử-văn hóa vừa rộng lớn về địa lý, vừa ẩn sâu trong thời gian, vừa sâu sắc về nhân sinh.
Theo Bảo tàng Lịch sử thành phố, để có được quyền sở hữu của bộ sưu tập quý giá này, ông bà Dương-Hà đã hao tổn và đánh đổi rất nhiều tài lực, tâm lực, trí lực. Việc tự âm thầm hành động bằng cách “thu gom” cổ vật chống lại việc “chảy máu cổ vật ra nước ngoài” của ông bà lúc bấy giờ là một nghĩa cử mang đậm tính cách người Nam bộ./.
Gia Thuận (TTXVN)