Trưng bày “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn” với 140 hình dấu khác nhau in trên 90 phiên bản tài liệu lưu trữ cùng một số ảnh chụp về hiện vật để minh họa đã được khai mạc ngày 12/10, tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.
“Ấn chương triều Nguyễn 1802-1945” đem lại cái nhìn khái quát về quản lý hành chính qua các triều đại nhà Nguyễn từ thời Gia Long (1802-1819) đến Bảo Đại (1902-1945).
Trưng bày giới thiệu đến công chúng và giới nghiên cứu các loại hình con dấu được sử dụng trong hệ thống cơ quan chính quyền triều Nguyễn từ trung ương tới địa phương. Qua đó, phần nào cung cấp thêm những thông tin phục vụ nghiên cứu trên các lĩnh vực Hán Nôm học, văn thư lưu trữ học, văn bản học, sử liệu học, nghệ thuật chạm khắc, thư pháp.
Trưng bày gồm 3 phần: Kim Bảo của Hoàng đế, ấn của phủ Tôn nhân và Hoàng Thân; ấn của các cơ quan trung ương và quân đội; và ấn của các cơ quan chính quyền địa phương. Các phiên bản tài liệu triển lãm được đóng dấu Kim Bảo gồm: Quốc gia tín bảo, Ngự tiền chi bảo, Văn lý mật sát, Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành.
Ngoài ra, còn có ấn kiềm phủ Tôn Nhân - cơ quan quản lý, điều hành công việc nội tộc, không có thực quyền hành chính. Ban đầu, phủ Tôn Nhân được ban cấp bộ ấn “Tôn nhân phủ ấn,” trong đó chữ “tôn” có nghĩa là tôn tộc. Sau này, vua Thiệu Trị cho sửa dấu của phủ Tôn Nhân thành chữ “tôn” với nghĩa là tôn kính. Hai phiên bản tài liệu được triển lãm lưu 3 hình dấu phản ánh sự thay đổi về ấn của cơ quan này.
Ban tổ chức cũng giới thiệu 12 hình dấu của các hoàng tử, hoàng tôn in trên 11 phiên bản tài liệu Châu bản; 4 hình dấu minh họa cho sự thay đổi của nội các triều Nguyễn; 19 hình dấu của các cơ quan như viện, tự, ty in trên 13 phiên bản tài liệu cùng 18 hình dấu của quân đội trong tài liệu Châu bản như Tả quân chi ấn, Chưởng tượng chính chi ấn.
Một nội dung khác của triển lãm là ấn chương của các cấp chính quyền địa phương - cấp quản lý trực tiếp.
Dưới triều vua Gia Long, lãnh thổ được chia thành 23 trấn và 4 doanh, lập các chính quyền từ thành xuống phủ, huyện. Sau đó, vua Minh Mệnh đổi trấn, doanh thành tỉnh, trừ doanh Quảng Đức nơi đóng đô đổi thành Phủ Thừa Thiên, chia lãnh thổ thành 30 tỉnh. Vì vậy, ấn cấp tỉnh đổi từ chương thành ấn. Việc thay đổi ấn cấp tỉnh được phản ánh qua 12 dấu ấn lưu trên 6 phiên bản tài liệu.
Trưng bày kéo dài đến hết ngày 31/12./.
“Ấn chương triều Nguyễn 1802-1945” đem lại cái nhìn khái quát về quản lý hành chính qua các triều đại nhà Nguyễn từ thời Gia Long (1802-1819) đến Bảo Đại (1902-1945).
Trưng bày giới thiệu đến công chúng và giới nghiên cứu các loại hình con dấu được sử dụng trong hệ thống cơ quan chính quyền triều Nguyễn từ trung ương tới địa phương. Qua đó, phần nào cung cấp thêm những thông tin phục vụ nghiên cứu trên các lĩnh vực Hán Nôm học, văn thư lưu trữ học, văn bản học, sử liệu học, nghệ thuật chạm khắc, thư pháp.
Trưng bày gồm 3 phần: Kim Bảo của Hoàng đế, ấn của phủ Tôn nhân và Hoàng Thân; ấn của các cơ quan trung ương và quân đội; và ấn của các cơ quan chính quyền địa phương. Các phiên bản tài liệu triển lãm được đóng dấu Kim Bảo gồm: Quốc gia tín bảo, Ngự tiền chi bảo, Văn lý mật sát, Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành.
Ngoài ra, còn có ấn kiềm phủ Tôn Nhân - cơ quan quản lý, điều hành công việc nội tộc, không có thực quyền hành chính. Ban đầu, phủ Tôn Nhân được ban cấp bộ ấn “Tôn nhân phủ ấn,” trong đó chữ “tôn” có nghĩa là tôn tộc. Sau này, vua Thiệu Trị cho sửa dấu của phủ Tôn Nhân thành chữ “tôn” với nghĩa là tôn kính. Hai phiên bản tài liệu được triển lãm lưu 3 hình dấu phản ánh sự thay đổi về ấn của cơ quan này.
Ban tổ chức cũng giới thiệu 12 hình dấu của các hoàng tử, hoàng tôn in trên 11 phiên bản tài liệu Châu bản; 4 hình dấu minh họa cho sự thay đổi của nội các triều Nguyễn; 19 hình dấu của các cơ quan như viện, tự, ty in trên 13 phiên bản tài liệu cùng 18 hình dấu của quân đội trong tài liệu Châu bản như Tả quân chi ấn, Chưởng tượng chính chi ấn.
Một nội dung khác của triển lãm là ấn chương của các cấp chính quyền địa phương - cấp quản lý trực tiếp.
Dưới triều vua Gia Long, lãnh thổ được chia thành 23 trấn và 4 doanh, lập các chính quyền từ thành xuống phủ, huyện. Sau đó, vua Minh Mệnh đổi trấn, doanh thành tỉnh, trừ doanh Quảng Đức nơi đóng đô đổi thành Phủ Thừa Thiên, chia lãnh thổ thành 30 tỉnh. Vì vậy, ấn cấp tỉnh đổi từ chương thành ấn. Việc thay đổi ấn cấp tỉnh được phản ánh qua 12 dấu ấn lưu trên 6 phiên bản tài liệu.
Trưng bày kéo dài đến hết ngày 31/12./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)