Theo Tân Hoa xã, nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, ngày 23/10, hai nước đã ra Tuyên bố chung "Tầm nhìn tương lai phát triển đối tác hợp tác và chiến lược Trung Quốc-Ấn Độ.
Theo Tuyên bố, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề biên giới, trao đổi quốc phòng, kinh tế...
Tuyên bố chung khẳng định hòa bình và ổn định tại biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển và thúc đẩy hợp tác song phương. Vì vậy, các Đại diện Đặc biệt phụ trách việc xây dựng khuôn khổ giải quyết các vấn đề biên giới sẽ tiếp tục nỗ lực trong vấn đề này.
Theo Tuyên bố chung, dựa trên các thỏa thuận đã ký vào các năm 1993, 1996 và 2005 ghi nhận nguyên tắc cùng bảo đảm an ninh và bình đẳng, hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác biên giới nhằm thúc đẩy duy trì ổn định ở khu vực biên giới chung.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh trao đổi quốc phòng và tổ chức các cuộc diễn tập giữa quân đội hai nước, coi đây là phương thức quan trọng trong tăng cường xây dựng lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc diễn tập chống khủng bố giữa quân đội hai bên.
Về hợp tác kinh tế, hai bên nhất trí sẽ xúc tiến đàm phán về việc thiết lập các khu công nghiệp chung, nhằm tạo các nền tảng hợp tác cho các doanh nghiệp của hai nước. Lãnh đạo hai nước thừa nhận quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã bước sang một trang mới, thông qua những chính sách kinh tế cùng có lợi cũng như các chương trình hợp tác thực tế.
Hai bên kỳ vọng Diễn đàn kinh tế chiến lược, dự kiến diễn ra vào tháng 11 hoặc 12 tới, sẽ tiếp tục đưa ra các sáng kiến cụ thể để mở rộng mối quan hệ hợp tác này, cũng như về triển vọng của Thỏa thuận Thương mại Khu vực (RTA) mà hai nước đã ký kết và quá trình đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP).
Bên cạnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục thảo luận với các bên liên quan về việc thiết lập Hành lang kinh tế BCIM (gồm các nước Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar), nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế giữa bốn nước.
Dựa trên thỏa thuận sơ bộ giữa lãnh đạo hai nước thông qua hồi tháng Năm vừa qua, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thành lập một Nhóm nghiên cứu chung về Hành lang kinh tế BCIM để thảo luận về cơ chế và mối liên kết giữa các bên tham gia.
Dự kiến, nhóm nghiên cứu chung BCIM sẽ có cuộc họp đầu tiên vào tháng 12 tới để trao đổi các chương trình cụ thể về xây dựng hàng lang kinh tế này./.
Theo Tuyên bố, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề biên giới, trao đổi quốc phòng, kinh tế...
Tuyên bố chung khẳng định hòa bình và ổn định tại biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển và thúc đẩy hợp tác song phương. Vì vậy, các Đại diện Đặc biệt phụ trách việc xây dựng khuôn khổ giải quyết các vấn đề biên giới sẽ tiếp tục nỗ lực trong vấn đề này.
Theo Tuyên bố chung, dựa trên các thỏa thuận đã ký vào các năm 1993, 1996 và 2005 ghi nhận nguyên tắc cùng bảo đảm an ninh và bình đẳng, hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác biên giới nhằm thúc đẩy duy trì ổn định ở khu vực biên giới chung.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh trao đổi quốc phòng và tổ chức các cuộc diễn tập giữa quân đội hai nước, coi đây là phương thức quan trọng trong tăng cường xây dựng lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc diễn tập chống khủng bố giữa quân đội hai bên.
Về hợp tác kinh tế, hai bên nhất trí sẽ xúc tiến đàm phán về việc thiết lập các khu công nghiệp chung, nhằm tạo các nền tảng hợp tác cho các doanh nghiệp của hai nước. Lãnh đạo hai nước thừa nhận quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã bước sang một trang mới, thông qua những chính sách kinh tế cùng có lợi cũng như các chương trình hợp tác thực tế.
Hai bên kỳ vọng Diễn đàn kinh tế chiến lược, dự kiến diễn ra vào tháng 11 hoặc 12 tới, sẽ tiếp tục đưa ra các sáng kiến cụ thể để mở rộng mối quan hệ hợp tác này, cũng như về triển vọng của Thỏa thuận Thương mại Khu vực (RTA) mà hai nước đã ký kết và quá trình đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP).
Bên cạnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục thảo luận với các bên liên quan về việc thiết lập Hành lang kinh tế BCIM (gồm các nước Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar), nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế giữa bốn nước.
Dựa trên thỏa thuận sơ bộ giữa lãnh đạo hai nước thông qua hồi tháng Năm vừa qua, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ thành lập một Nhóm nghiên cứu chung về Hành lang kinh tế BCIM để thảo luận về cơ chế và mối liên kết giữa các bên tham gia.
Dự kiến, nhóm nghiên cứu chung BCIM sẽ có cuộc họp đầu tiên vào tháng 12 tới để trao đổi các chương trình cụ thể về xây dựng hàng lang kinh tế này./.
(TTXVN)