Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa có văn bản góp ý vào Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (gọi tắt là Đồ án quy hoạch chung) gửi tới Hội đồng thẩm định Nhà nước đồ án này.
Theo văn bản đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu bài bản, công phu, khoa học trên cơ sở phân tích hiện trạng, với định hướng trở thành thành phố xanh-văn hóa-văn minh hiện đại với cấp hạng quốc tế và khu vực, có tính khả thi trong quá trình triển khai.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thành phố đề nghị đơn vị thực hiện đồ án cần bổ sung phương pháp tính toán dự báo phân bổ dân số, đất đai trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế-xã hội, định hướng mạng lưới cơ sở kinh tế, hệ thống hạ tầng xã hội và tỷ lệ đô thị hóa….
Đồng thời, thành phố cũng đề nghị vấn đề giãn dân cho khu vực nội đô cũ và khu vực trung tâm đô thị lõi cần có lộ trình kết hợp với ý đồ tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng xã hội như xây dựng các đô thị vệ tinh, hệ thống các bệnh viện trung ương, trường đại học, các cơ sở công nghiệp hiện có trong nội thành cũ.
Hiện tại, trong đồ án quy hoạch chưa xác định được quỹ đất và định hướng vị trí di dời tới các khu vực mới...
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng kiến nghị đơn vị thực hiện đồ án cần làm rõ và chứng minh, phân tích tính khả thi phát triển bền vững, tiết kiệm đất và an ninh lương thực, những tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội với tốc độ phát triển và quy mô đất đô thị quá lớn.
Đối với các thị trấn sinh thái cần xem xét chỉ tiêu cao hơn và cần đề xuất để dự phòng cho phát triển sau này không phải mở rộng.
Về mô hình phát triển đô thị, Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị cần định hướng chuỗi đô thị mở rộng (vành đai 3-vành đai 4) là đô thị sinh thái, mật độ xây dựng thấp, kiến trúc hiện đại.
Các đô thị vệ tinh cơ bản là đô thị cấp 3 đến cấp 1, cần có giải pháp cụ thể để đảm bảo các đô thị vệ tinh phải đảm nhiệm vai trò vừa thu hút dân từ trung tâm ra ngoài song phải ngăn được làn sóng di cư từ các tỉnh lân cận vào trung tâm Hà Nội.
Ví dụ như đô thị Sóc Sơn không có chức năng là vùng cung cấp rau sạch cho thành phố vì trong đô thị không có đất nông nghiệp mà phải là huyện, thay vào đó là cây công nghiệp và gia súc, gia cầm. Hoặc đô thị Hòa Lạc cần nghiên cứu ngoài các khu chức năng như công nghệ, đại học, trung tâm đô thị cao tầng, phần còn lại là đô thị sinh thái mật độ thấp, chất lượng sống cao để đáp ứng tính đối trọng và thu hút người dân khu đô thị trung tâm, dân số đô thị cần giảm xuống dưới 0,5 triệu tương ứng với đô thị cấp 2...
Liên quan đến trục Hồ Tây-Ba Vì, Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị trục này mang tính chất trục không gian cảnh quan hỗ trợ liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình-Hồ Tây-Tây Hồ Tây-Trung tâm văn hóa du lịch Ba Vì và nên kết thúc tại trước hồ Đồng Mô chân núi Ba Vì.
Đoạn ngoài vành đai 4 đề nghị sẽ đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô và mặt cắt ngang tuyến sẽ nghiên cứu cụ thể trong quy hoạch phân khu. Đoạn ngoài vành đai 3,5 đến vành đai 4 cơ bản đi thẳng tạo lập không gian mở gồm quảng trường, vườn hoa, không gian xanh và vành đai sông Nhuệ, để tổ chức các hoạt động công cộng văn hóa của thành phố mà trong nội đô còn thiếu, không có khả năng đáp ứng.
Trước mắt, để tạo một trục cảnh quan, điểm nhấn không gian kiến trúc đô thị mới của Thủ đô chỉ nên xây dựng đoạn từ vành đai 3 đến vành đai 4 và quản lý chặt chẽ việc xây dựng trong khu vực hành lang xanh. Tuy nhiên trục không gian đô thị phải tập trung giá trị lịch sử, văn hóa và vai trò đầu não chính trị của Ba Đình, Hồ Gươm và trục Tây Hồ Tây.
Trong vành đai xanh sông Nhuệ, sông Tô Lịch, các nêm xanh trong vành đai 4, liên kết hành lang xanh và vành đai xanh có nhiều dự án đầu tư đã và đang xây dựng, các làng xóm đã đô thị hóa cơ bản hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nên không thực sự có ý nghĩa là không gian xanh hoàn chỉnh.
Vì vậy cần đảm bảo nguyên tắc: bảo vệ sinh thái hành lang thoát lũ, phát triển ổn định các khu vực hiện hữu, các đồ án, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.../.
Theo văn bản đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu bài bản, công phu, khoa học trên cơ sở phân tích hiện trạng, với định hướng trở thành thành phố xanh-văn hóa-văn minh hiện đại với cấp hạng quốc tế và khu vực, có tính khả thi trong quá trình triển khai.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thành phố đề nghị đơn vị thực hiện đồ án cần bổ sung phương pháp tính toán dự báo phân bổ dân số, đất đai trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế-xã hội, định hướng mạng lưới cơ sở kinh tế, hệ thống hạ tầng xã hội và tỷ lệ đô thị hóa….
Đồng thời, thành phố cũng đề nghị vấn đề giãn dân cho khu vực nội đô cũ và khu vực trung tâm đô thị lõi cần có lộ trình kết hợp với ý đồ tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng xã hội như xây dựng các đô thị vệ tinh, hệ thống các bệnh viện trung ương, trường đại học, các cơ sở công nghiệp hiện có trong nội thành cũ.
Hiện tại, trong đồ án quy hoạch chưa xác định được quỹ đất và định hướng vị trí di dời tới các khu vực mới...
Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng kiến nghị đơn vị thực hiện đồ án cần làm rõ và chứng minh, phân tích tính khả thi phát triển bền vững, tiết kiệm đất và an ninh lương thực, những tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội với tốc độ phát triển và quy mô đất đô thị quá lớn.
Đối với các thị trấn sinh thái cần xem xét chỉ tiêu cao hơn và cần đề xuất để dự phòng cho phát triển sau này không phải mở rộng.
Về mô hình phát triển đô thị, Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị cần định hướng chuỗi đô thị mở rộng (vành đai 3-vành đai 4) là đô thị sinh thái, mật độ xây dựng thấp, kiến trúc hiện đại.
Các đô thị vệ tinh cơ bản là đô thị cấp 3 đến cấp 1, cần có giải pháp cụ thể để đảm bảo các đô thị vệ tinh phải đảm nhiệm vai trò vừa thu hút dân từ trung tâm ra ngoài song phải ngăn được làn sóng di cư từ các tỉnh lân cận vào trung tâm Hà Nội.
Ví dụ như đô thị Sóc Sơn không có chức năng là vùng cung cấp rau sạch cho thành phố vì trong đô thị không có đất nông nghiệp mà phải là huyện, thay vào đó là cây công nghiệp và gia súc, gia cầm. Hoặc đô thị Hòa Lạc cần nghiên cứu ngoài các khu chức năng như công nghệ, đại học, trung tâm đô thị cao tầng, phần còn lại là đô thị sinh thái mật độ thấp, chất lượng sống cao để đáp ứng tính đối trọng và thu hút người dân khu đô thị trung tâm, dân số đô thị cần giảm xuống dưới 0,5 triệu tương ứng với đô thị cấp 2...
Liên quan đến trục Hồ Tây-Ba Vì, Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị trục này mang tính chất trục không gian cảnh quan hỗ trợ liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình-Hồ Tây-Tây Hồ Tây-Trung tâm văn hóa du lịch Ba Vì và nên kết thúc tại trước hồ Đồng Mô chân núi Ba Vì.
Đoạn ngoài vành đai 4 đề nghị sẽ đi theo địa hình, không đi thẳng, quy mô và mặt cắt ngang tuyến sẽ nghiên cứu cụ thể trong quy hoạch phân khu. Đoạn ngoài vành đai 3,5 đến vành đai 4 cơ bản đi thẳng tạo lập không gian mở gồm quảng trường, vườn hoa, không gian xanh và vành đai sông Nhuệ, để tổ chức các hoạt động công cộng văn hóa của thành phố mà trong nội đô còn thiếu, không có khả năng đáp ứng.
Trước mắt, để tạo một trục cảnh quan, điểm nhấn không gian kiến trúc đô thị mới của Thủ đô chỉ nên xây dựng đoạn từ vành đai 3 đến vành đai 4 và quản lý chặt chẽ việc xây dựng trong khu vực hành lang xanh. Tuy nhiên trục không gian đô thị phải tập trung giá trị lịch sử, văn hóa và vai trò đầu não chính trị của Ba Đình, Hồ Gươm và trục Tây Hồ Tây.
Trong vành đai xanh sông Nhuệ, sông Tô Lịch, các nêm xanh trong vành đai 4, liên kết hành lang xanh và vành đai xanh có nhiều dự án đầu tư đã và đang xây dựng, các làng xóm đã đô thị hóa cơ bản hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nên không thực sự có ý nghĩa là không gian xanh hoàn chỉnh.
Vì vậy cần đảm bảo nguyên tắc: bảo vệ sinh thái hành lang thoát lũ, phát triển ổn định các khu vực hiện hữu, các đồ án, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.../.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)