Hơn một ngày qua, trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, luôn trong tình trạng “nghẽn” người. Dân trong xã ùn ùn kéo về đây quyết đòi xã chứng thực về chiếc chuông cổ tại chùa Yên Phụ.
Theo nhiều bà con, chiếc chuông hàng trăm năm tuổi của xã đã không cánh mà bay, thay vào đó là một chiếc chuông không rõ nguồn gốc.
“Báu vật” của làng là giả?
13 giờ chiều 3/5, mặc cho cái nóng oi nồng giữa trưa, hàng trăm người dân xã Yên Phụ vẫn vây kín trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Dòng người thậm chí còn kéo dài và “phình” rộng ra hai bên đường trước mặt ủy ban khiến người tham gia giao thông rất khó nhọc để len lỏi qua đám đông.
Án ngữ một gốc sân ủy ban là chiếc chuông cũ bạc màu được nhân dân khuân từ chùa Yên Phụ về đây. Theo nhiều người có mặt, đây là đồ “giả mạo” chứ không phải chiếc chuông cổ đã gắn với bao thế hệ của người dân xã Yên Phụ.
Theo ông Thành, một trong những cao niên trong làng, chiếc chuông treo tại chùa Yên Phụ đã có từ nhiều đời trước. Thời đó, cả làng đã gom góp đồng từng nhà để tự đúc nên chiếc chuông này.
Vài năm trước, chùa có tu sửa nên tạm thời hạ chiếc chuông xuống. Sau khi hoàn thành việc nâng cấp chùa, dân làng bắt đầu phát hiện ra những biểu hiện lạ của chiếc chuông này.
Ông Thành cho biết đã gắn bó với chùa Yên Phụ và chiếc chuông cổ này từ tấm bé. nên nhớ rất rõ từng đường nét của chiếc chuông.
Chỉ vào chiếc chuông tại Ủy ban Nhân dân xã, ông Thành khẳng định nó có nhiều điểm khác biệt so với chiếc mà ông vẫn biết. Theo ông, vành chiếc chuông ông vẫn biết lớn hơn khá rõ rệt so với chiếc chuông này. Trước kia, chuông có màu xanh xám nhưng giờ không hiểu sao lại đổi sang màu đồng thau, mặc cho lau rửa thế nào.
Đồng tình với ông Thành, ông Tùng, người trong làng, 56 tuổi, cũng thắc mắc bởi quai của chiếc “chuông lạ” hơi rộng hơn chiếc chuông cũ, đường nét hoa văn trên chuông cũng có một số điểm khác biệt.
Theo một số bà con trong làng, hôm qua 2/5, đại diện của Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ đã cùng với một người là phó phòng văn hóa huyện Yên Phong trực tiếp xuống xem xét chiếc chuông. Anh này sau đó đã thông báo với bà con rằng chiếc chuông tại chùa Yên Phụ là chuông thật.
Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với nhận định này. Thậm chí, ngay sau đó, anh này đã bị một số dân trong xã hành hung.
Bao vây xã đến bao giờ?
Mặc dù, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã luôn đông nghẹt người nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, không phải ai tới đây cũng nắm rõ sự việc. Nhiều thanh niên trong xã thấy tụ tập đông nên cũng nhiệt tình đến “góp vui”. Thậm chí, đám học sinh vừa tan học cũng tất tưởi ra ủy ban chạy nhảy vui như hội.
Một số người khi được hỏi liệu có thực sự nhận ra sự khác biệt giữa hai chiếc chuông nếu thật sự chiếc hiện tại là giả mạo chỉ… cười trừ hay viện lý do “người trong làng đều biết, tôi nghe tiếng chuông cũng thấy khác biệt”.
Hỏi chuyện nhiều người trong làng, hầu hết mọi người đều khẳng định, họ đã phát hiện ra “chuông giả” từ cách đây vài năm, khi chùa mới tu sửa xong. Tuy nhiên, khi được hỏi, nếu biết từ sớm như vậy thì vì sao bây giờ người trong xã mới quyết tâm làm tới cùng như hai hôm nay, chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời chung chung của tất cả mọi người. Lý do mọi người đưa ra đều xoay tròn với câu trả lời "bây giờ mới thấy… bức xúc quá."
Có mặt tại phòng của Bí thư Đảng ủy xã Yên Phụ, chúng tôi khá ngạc nhiên bởi nơi đây đã bị lục tung, đồ đạc ngổn ngang giữa phòng, khắp nơi là dấu chân giẫm đạp lên bàn ghế.
Chứng kiến cảnh tượng này, một số người cao tuổi trong làng đã tỏ ra không bằng lòng với cách hành xử như vậy.
Tuy nhiên, sự việc chưa dừng ở đó. Theo lời kể của anh Hiếu, một người dân làng Yên Phụ, đám đông sau khi hành hung người đại diện phòng văn hóa huyện đã bao vây ủy ban suốt đêm qua và không cho người này ra về. Thậm chí, nhiều người hôm qua còn xông vào chùa Yên Phụ, lục tung đồ đạc của sư trụ trì tại đây.
Trời càng tối, số lượng người đổ về ủy ban xã càng đông. Hiện, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã Yên Phụ đều không có mặt tại trụ sở. Tuy nhiên, nhiều người dân khi được hỏi đều nhất quyết sẽ bám trụ tại xã để “đi tới cùng” sự việc./.
Theo nhiều bà con, chiếc chuông hàng trăm năm tuổi của xã đã không cánh mà bay, thay vào đó là một chiếc chuông không rõ nguồn gốc.
“Báu vật” của làng là giả?
13 giờ chiều 3/5, mặc cho cái nóng oi nồng giữa trưa, hàng trăm người dân xã Yên Phụ vẫn vây kín trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Dòng người thậm chí còn kéo dài và “phình” rộng ra hai bên đường trước mặt ủy ban khiến người tham gia giao thông rất khó nhọc để len lỏi qua đám đông.
Án ngữ một gốc sân ủy ban là chiếc chuông cũ bạc màu được nhân dân khuân từ chùa Yên Phụ về đây. Theo nhiều người có mặt, đây là đồ “giả mạo” chứ không phải chiếc chuông cổ đã gắn với bao thế hệ của người dân xã Yên Phụ.
Theo ông Thành, một trong những cao niên trong làng, chiếc chuông treo tại chùa Yên Phụ đã có từ nhiều đời trước. Thời đó, cả làng đã gom góp đồng từng nhà để tự đúc nên chiếc chuông này.
Vài năm trước, chùa có tu sửa nên tạm thời hạ chiếc chuông xuống. Sau khi hoàn thành việc nâng cấp chùa, dân làng bắt đầu phát hiện ra những biểu hiện lạ của chiếc chuông này.
Ông Thành cho biết đã gắn bó với chùa Yên Phụ và chiếc chuông cổ này từ tấm bé. nên nhớ rất rõ từng đường nét của chiếc chuông.
Chỉ vào chiếc chuông tại Ủy ban Nhân dân xã, ông Thành khẳng định nó có nhiều điểm khác biệt so với chiếc mà ông vẫn biết. Theo ông, vành chiếc chuông ông vẫn biết lớn hơn khá rõ rệt so với chiếc chuông này. Trước kia, chuông có màu xanh xám nhưng giờ không hiểu sao lại đổi sang màu đồng thau, mặc cho lau rửa thế nào.
Đồng tình với ông Thành, ông Tùng, người trong làng, 56 tuổi, cũng thắc mắc bởi quai của chiếc “chuông lạ” hơi rộng hơn chiếc chuông cũ, đường nét hoa văn trên chuông cũng có một số điểm khác biệt.
Theo một số bà con trong làng, hôm qua 2/5, đại diện của Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ đã cùng với một người là phó phòng văn hóa huyện Yên Phong trực tiếp xuống xem xét chiếc chuông. Anh này sau đó đã thông báo với bà con rằng chiếc chuông tại chùa Yên Phụ là chuông thật.
Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với nhận định này. Thậm chí, ngay sau đó, anh này đã bị một số dân trong xã hành hung.
Bao vây xã đến bao giờ?
Mặc dù, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã luôn đông nghẹt người nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, không phải ai tới đây cũng nắm rõ sự việc. Nhiều thanh niên trong xã thấy tụ tập đông nên cũng nhiệt tình đến “góp vui”. Thậm chí, đám học sinh vừa tan học cũng tất tưởi ra ủy ban chạy nhảy vui như hội.
Một số người khi được hỏi liệu có thực sự nhận ra sự khác biệt giữa hai chiếc chuông nếu thật sự chiếc hiện tại là giả mạo chỉ… cười trừ hay viện lý do “người trong làng đều biết, tôi nghe tiếng chuông cũng thấy khác biệt”.
Hỏi chuyện nhiều người trong làng, hầu hết mọi người đều khẳng định, họ đã phát hiện ra “chuông giả” từ cách đây vài năm, khi chùa mới tu sửa xong. Tuy nhiên, khi được hỏi, nếu biết từ sớm như vậy thì vì sao bây giờ người trong xã mới quyết tâm làm tới cùng như hai hôm nay, chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời chung chung của tất cả mọi người. Lý do mọi người đưa ra đều xoay tròn với câu trả lời "bây giờ mới thấy… bức xúc quá."
Có mặt tại phòng của Bí thư Đảng ủy xã Yên Phụ, chúng tôi khá ngạc nhiên bởi nơi đây đã bị lục tung, đồ đạc ngổn ngang giữa phòng, khắp nơi là dấu chân giẫm đạp lên bàn ghế.
Chứng kiến cảnh tượng này, một số người cao tuổi trong làng đã tỏ ra không bằng lòng với cách hành xử như vậy.
Tuy nhiên, sự việc chưa dừng ở đó. Theo lời kể của anh Hiếu, một người dân làng Yên Phụ, đám đông sau khi hành hung người đại diện phòng văn hóa huyện đã bao vây ủy ban suốt đêm qua và không cho người này ra về. Thậm chí, nhiều người hôm qua còn xông vào chùa Yên Phụ, lục tung đồ đạc của sư trụ trì tại đây.
Trời càng tối, số lượng người đổ về ủy ban xã càng đông. Hiện, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã Yên Phụ đều không có mặt tại trụ sở. Tuy nhiên, nhiều người dân khi được hỏi đều nhất quyết sẽ bám trụ tại xã để “đi tới cùng” sự việc./.
Xuân Dũng (Vietnam+)