Ngày 16/9, lực lượng nghi là các tay súng Hồi giáo cực đoan đã bắn pháo cối vào khu vực đặt trụ sở các cơ quan đầu não của chính quyền Somalia, làm ba binh sỹ chính phủ thiệt mạng, một nghị sỹ quốc hội và năm binh sỹ bị thương.
Hành động của phiến quân đã châm ngòi cho một cuộc đáp trả làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 40 người bị thương.
Vụ tấn công xảy ra khi quốc hội nước này đang họp để thông qua đề nghị các nhà lãnh đạo chính phủ trong vòng ba ngày phải có mặt để tiến hành một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Các nghị sỹ cáo buộc chính phủ lâm thời Somalia không thực thi đầy đủ trách nhiệm, trong đó có việc thúc đẩy hòa bình giữa các nhóm xung đột trong nước và đẩy mạnh các nỗ lực nhân đạo.
Sự hiềm khích kéo dài giữa Tổng thống Somalia Sarip Sharif Sheikh Ahmed và Thủ tướng Omar Ali Sharmarke lại bùng lên trong mấy ngày qua.
Bất đồng mới nhất dường như xoay quanh bản dự thảo hiến pháp, được Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc ủng hộ. Thủ tướng Sharmarke muốn văn kiện này được quốc hội và các đại diện trong xã hội thông qua, trong khi Tổng thống Ahmed muốn đưa ra trưng cầu ý dân.
Sau 20 năm nội chiến triền miên, Somalia rơi vào tình cảnh kiệt quệ và không có một chính phủ chính thức. Chính phủ lâm thời do ông Ahmed đứng đầu dự kiến kết thúc hoạt động vào tháng 8/2011 song cho đến nay mới đạt được những thành tựu ít ỏi, trong khi những tranh cãi chính trị trong vài tháng gần đây đã dẫn tới việc tổng thống phải giải tán nội các và chủ tịch quốc hội từ chức.
Trong khi đó, nhóm phiến quân nguy hiểm nhất ở Somalia là Al-Shabab có quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda, đang kiểm soát phần lớn đất nước thuộc vùng Sừng châu Phi này và gia tăng các vụ tấn công, gây rối nhằm lật đổ chính phủ lâm thời và lập một chính quyền bảo thủ của người Hồi giáo ở nước này./.
Hành động của phiến quân đã châm ngòi cho một cuộc đáp trả làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 40 người bị thương.
Vụ tấn công xảy ra khi quốc hội nước này đang họp để thông qua đề nghị các nhà lãnh đạo chính phủ trong vòng ba ngày phải có mặt để tiến hành một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Các nghị sỹ cáo buộc chính phủ lâm thời Somalia không thực thi đầy đủ trách nhiệm, trong đó có việc thúc đẩy hòa bình giữa các nhóm xung đột trong nước và đẩy mạnh các nỗ lực nhân đạo.
Sự hiềm khích kéo dài giữa Tổng thống Somalia Sarip Sharif Sheikh Ahmed và Thủ tướng Omar Ali Sharmarke lại bùng lên trong mấy ngày qua.
Bất đồng mới nhất dường như xoay quanh bản dự thảo hiến pháp, được Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc ủng hộ. Thủ tướng Sharmarke muốn văn kiện này được quốc hội và các đại diện trong xã hội thông qua, trong khi Tổng thống Ahmed muốn đưa ra trưng cầu ý dân.
Sau 20 năm nội chiến triền miên, Somalia rơi vào tình cảnh kiệt quệ và không có một chính phủ chính thức. Chính phủ lâm thời do ông Ahmed đứng đầu dự kiến kết thúc hoạt động vào tháng 8/2011 song cho đến nay mới đạt được những thành tựu ít ỏi, trong khi những tranh cãi chính trị trong vài tháng gần đây đã dẫn tới việc tổng thống phải giải tán nội các và chủ tịch quốc hội từ chức.
Trong khi đó, nhóm phiến quân nguy hiểm nhất ở Somalia là Al-Shabab có quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda, đang kiểm soát phần lớn đất nước thuộc vùng Sừng châu Phi này và gia tăng các vụ tấn công, gây rối nhằm lật đổ chính phủ lâm thời và lập một chính quyền bảo thủ của người Hồi giáo ở nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)