Một quan chức quân sự Libya giấu tên cho biết ngày 28/4 các tay súng đã bao vây trụ sở Bộ Ngoại giao Libya ở thủ đô Tripoli để đòi loại các quan chức từng làm việc trong chính quyền của cố nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi khỏi các vị trí cấp cao trong chính quyền mới tại quốc gia Bắc Phi này.
Các nhân chứng cho biết khoảng 30 xe bán tải trang bị súng phòng không và hàng chục tay súng đã phong tỏa mọi ngả đường, trong khi các xạ thủ được trang bị súng AK-47 và súng bắn tỉa đã khống chế lối ra của tòa nhà.
Quan chức nói trên cho biết nhóm vũ trang này đã ngăn cản các nhân viên vào tòa nhà, đồng thời chỉ trích hành động này là "quá khích," kể cả yêu cầu của họ là "hợp pháp," và khẳng định việc làm này đã không làm tê liệt toàn bộ hoạt động của bộ.
Căng thẳng giữa chính phủ và các nhóm vũ trang ở Libya trong những tuần vừa qua đã tăng lên sau khi một chiến dịch được phát động nhằm loại các nhóm này khỏi các vị trí ở thủ đô. Trong khi đó, Quốc hội Libya đang xem xét các đề xuất cho một dự luật về đưa các quan chức thuộc chính quyền cũ khỏi các vị trí chính trị và trong chính phủ hiện nay.
Dự luật này nếu được thực thi có thể ảnh hưởng đến một số quan chức cấp cao trong chính phủ và gây ra những "làn sóng" trong tầng lớp chính trị ở nước này. Tháng Ba vừa qua, những người biểu tình quá khích đã bao vây trụ sở quốc hội, giữ các nghị sỹ trong vài giờ nhằm kêu gọi quốc hội thông qua dự luật này./.
Các nhân chứng cho biết khoảng 30 xe bán tải trang bị súng phòng không và hàng chục tay súng đã phong tỏa mọi ngả đường, trong khi các xạ thủ được trang bị súng AK-47 và súng bắn tỉa đã khống chế lối ra của tòa nhà.
Quan chức nói trên cho biết nhóm vũ trang này đã ngăn cản các nhân viên vào tòa nhà, đồng thời chỉ trích hành động này là "quá khích," kể cả yêu cầu của họ là "hợp pháp," và khẳng định việc làm này đã không làm tê liệt toàn bộ hoạt động của bộ.
Căng thẳng giữa chính phủ và các nhóm vũ trang ở Libya trong những tuần vừa qua đã tăng lên sau khi một chiến dịch được phát động nhằm loại các nhóm này khỏi các vị trí ở thủ đô. Trong khi đó, Quốc hội Libya đang xem xét các đề xuất cho một dự luật về đưa các quan chức thuộc chính quyền cũ khỏi các vị trí chính trị và trong chính phủ hiện nay.
Dự luật này nếu được thực thi có thể ảnh hưởng đến một số quan chức cấp cao trong chính phủ và gây ra những "làn sóng" trong tầng lớp chính trị ở nước này. Tháng Ba vừa qua, những người biểu tình quá khích đã bao vây trụ sở quốc hội, giữ các nghị sỹ trong vài giờ nhằm kêu gọi quốc hội thông qua dự luật này./.
(TTXVN)