Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho các làng nghề sản xuất hương trầm phát triển bền vững, Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An phối hợp với Trạm khuyến nông, khuyến ngư huyện Quỳ Châu triển khai mô hình trồng cây rễ hương dưới tán cây rừng.
Dự án chọn được 4 nhóm hộ tại các xã Châu Hạnh, Châu Hội và Châu Phong, với diện tích trồng hơn 6ha.
Các chuyên viên Sở Khoa học Công nghệ, Trạm Khuyến nông huyện đã về bản, làng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho đồng bào. Cây rễ hương rất thích hợp trồng dưới tán rừng, trồng quanh vườn hộ và trên đất đồi, lượng đầu tư phân NPK chỉ có 500 kg/ha, thời gian trồng vào tháng Năm, tháng Sáu, với mật độ khoảng 3.000 khóm/ha. Mỗi năm, người dân chỉ cần làm cỏ, vun gốc 2 đến 3 lần.
Sau 18 tháng, cây rễ hương cho thu hoạch, năng suất đạt hơn 4.500kg/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, các hộ thu lãi hơn 50 triệu đồng/ha.
Qua hơn hai năm thực hiện dự án, mô hình trồng cây rễ hương dưới tán cây rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các gia đình.
Trạm khuyến nông, khuyến ngư Quỳ Châu đã nhân rộng ra các xã Châu Bình, thị trấn Quỳ Châu, Châu Thắng, Châu Tiến… với nhiều hộ dân trồng riêng lẻ, mỗi năm cung cấp trên 140 tấn rễ hương tươi cho các làng nghề trên địa bàn sản xuất được hơn 16.000.000 que hương, doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng.
Mô hình trồng cây rễ hương dưới tán cây rừng đã mở ra một hướng đi mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, sinh thái rừng bền vững./.
Dự án chọn được 4 nhóm hộ tại các xã Châu Hạnh, Châu Hội và Châu Phong, với diện tích trồng hơn 6ha.
Các chuyên viên Sở Khoa học Công nghệ, Trạm Khuyến nông huyện đã về bản, làng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho đồng bào. Cây rễ hương rất thích hợp trồng dưới tán rừng, trồng quanh vườn hộ và trên đất đồi, lượng đầu tư phân NPK chỉ có 500 kg/ha, thời gian trồng vào tháng Năm, tháng Sáu, với mật độ khoảng 3.000 khóm/ha. Mỗi năm, người dân chỉ cần làm cỏ, vun gốc 2 đến 3 lần.
Sau 18 tháng, cây rễ hương cho thu hoạch, năng suất đạt hơn 4.500kg/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, các hộ thu lãi hơn 50 triệu đồng/ha.
Qua hơn hai năm thực hiện dự án, mô hình trồng cây rễ hương dưới tán cây rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các gia đình.
Trạm khuyến nông, khuyến ngư Quỳ Châu đã nhân rộng ra các xã Châu Bình, thị trấn Quỳ Châu, Châu Thắng, Châu Tiến… với nhiều hộ dân trồng riêng lẻ, mỗi năm cung cấp trên 140 tấn rễ hương tươi cho các làng nghề trên địa bàn sản xuất được hơn 16.000.000 que hương, doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng.
Mô hình trồng cây rễ hương dưới tán cây rừng đã mở ra một hướng đi mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân dân, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, sinh thái rừng bền vững./.
Viết Hùng (TTXVN/Vietnam+)