Tỉnh Đắk Lắk đã đưa các giống cacao ghép vào trồng, chiếm trên 70% diện tích, chủ yếu là các giống TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14 và 5 dòng TC (TC5, TC7, TC11, TC12, TC13) do Trường Đại học Nông-lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cung cấp.
Đây là các dòng cacao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận cây đầu dòng cho các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các giống cacao này rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, trung bình 80 đến 100 hạt/100gam được khách hàng các nước ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.
Các địa phương, doanh nghiệp đã đưa bộ tiêu chuẩn UTZ Certified vào ứng dụng trong sản xuất đối với cây cacao để không những phát triển bền vững mà còn tạo ra sản phẩm cacao sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các địa phương, doanh nghiệp sản xuất cacao đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các nông hộ kỹ thuật sản xuất cây cacao bền vững từ khâu chọn giống tốt, trồng, chăm sóc, thu hoạch, lên men... đều đảm bảo môi trường nhưng cho năng suất cao với giá thành hạ, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.
Phần lớn diện tích cacao của các doanh nghiệp Công ty càphê Krông Ana, Tháng 10 đều tham gia sản xuất có chứng chỉ theo bộ tiêu chuẩn UTZ Certified.
Hiện nay, giá hạt cacao lên men khá cao và ổn định từ 47.300 đồng/kg trở lên nên đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ở các địa phương trong tỉnh tham gia phát triển cây cacao.
Từ nay đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu trồng mới thêm 4.000 ha để đưa diện tích tăng lên trên 6.000 ha, trong đó có 2.000 ha cho thu hoạch, với sản lượng đạt từ 3.000 đến 3.200 tấn hạt cacao trở lên.
UTZ Certified là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên phạm vi quy mô toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các sản phẩm cà phê, cacao tốt, có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm, bền vững trong 3 lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội./.
Đây là các dòng cacao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận cây đầu dòng cho các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các giống cacao này rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, trung bình 80 đến 100 hạt/100gam được khách hàng các nước ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.
Các địa phương, doanh nghiệp đã đưa bộ tiêu chuẩn UTZ Certified vào ứng dụng trong sản xuất đối với cây cacao để không những phát triển bền vững mà còn tạo ra sản phẩm cacao sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các địa phương, doanh nghiệp sản xuất cacao đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các nông hộ kỹ thuật sản xuất cây cacao bền vững từ khâu chọn giống tốt, trồng, chăm sóc, thu hoạch, lên men... đều đảm bảo môi trường nhưng cho năng suất cao với giá thành hạ, tăng lợi nhuận cho người sản xuất.
Phần lớn diện tích cacao của các doanh nghiệp Công ty càphê Krông Ana, Tháng 10 đều tham gia sản xuất có chứng chỉ theo bộ tiêu chuẩn UTZ Certified.
Hiện nay, giá hạt cacao lên men khá cao và ổn định từ 47.300 đồng/kg trở lên nên đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ở các địa phương trong tỉnh tham gia phát triển cây cacao.
Từ nay đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu trồng mới thêm 4.000 ha để đưa diện tích tăng lên trên 6.000 ha, trong đó có 2.000 ha cho thu hoạch, với sản lượng đạt từ 3.000 đến 3.200 tấn hạt cacao trở lên.
UTZ Certified là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên phạm vi quy mô toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các sản phẩm cà phê, cacao tốt, có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm, bền vững trong 3 lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội./.
Quang Huy (TTXVN)