Mặc dù đã khởi động từ cách đây gần một tháng nhưng chỉ đến khi không khí lạnh tràn về và tăng cường như vài ngày nay, thị trường quần áo rét mới dần vào guồng. Phần lớn các mặt hàng này đã tăng giá từ 10-15% so với năm ngoái.
Trời lạnh, sức mua tăng khiến thị trường quần áo mùa đông "vã mồ hôi," lượng hàng bán tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Theo nhiều chủ cửa hàng quần áo, đồ len và áo khoác mỏng đang là mặt hàng được ưa chuộng nhất những ngày này. Nếu như năm ngoái, chỉ cần hơn 300.000 đồng là khách hàng có thể mua được chiếc áo tương đối đẹp thì năm nay, phải từ 350.000 đồng trở lên khách hàng mới có thể sở hữu được một chiếc áo ưng ý.
Chị Hòa, chủ cửa hàng ở phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm) cho biết, bán chạy nhất thời gian này là những chiếc áo len mỏng và áo vest của nữ, giá từ 300.000 - 500.000 đồng/chiếc tùy kiểu dáng và chất liệu. Áo khoác có mũ mùa thu giá từ 350.000 đến hơn 400.000 đồng/chiếc cũng được nhiều khách hàng lựa chọn.
Trong khi đó, một số mặt hàng khác cũng có giá dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng như áo len nữ dài tay, áo thun nam, áo khoác hai lớp cũng hút khách không kém.
Chị Hòa vui vẻ tiết lộ, 3 hôm rét vừa rồi, cửa hàng của chị có ngày tiêu thụ được hơn 30 chiếc, gấp 3, 4 lần so với những ngày "dở dang", sáng lạnh chiều nóng như cách đây vài hôm.
“Dân mình có thói quen cứ rét hẳn rồi mới mua. Mấy ngày nắng, phần nhiều khách hàng chỉ vào xem hàng, nâng lên rồi đặt xuống, lượng khách hàng mua rất ít. Những ngày gần đây, trời trở lạnh nên cửa hàng lúc nào cũng đông khách,” chị chủ cửa hàng nọ phấn khởi.
Không được hớn hở như chi Hòa, chị Ngọc Hà, chủ cửa hàng thời trang ở 124 chùa Bộc cứ tiếc rẻ mãi vì chậm chân hơn so với mấy người “hàng xóm” cùng phố. Chỉ tay vào dàn quần áo vừa mới nhập về, chị Hà bảo, cứ nghĩ thời tiết lạnh 1, 2 hôm rồi lại nóng như mấy hôm trước nên hai vợ chồng chị chủ quan, nhập hàng cầm chừng. Ai ngờ, thời tiết lại lạnh kéo dài, nhà chị vội vàng bổ nhào đi lấy thêm quần áo, mãi đến hôm nay hàng mới về.
“Thông thường, khoảng nửa cuối tháng 11, thời tiết mới lạnh kéo dài, ai ngờ, năm nay mới cuối tháng 10 đã gió mùa Đông Bắc thế này. Nhìn người ta mua bán rầm rập mà 'xót', vì nhà mình chẳng nhiều mẫu mã,” chị Hà tiếc nuối.
Không chỉ tưng bừng trong những shop thời trang, không khí mua sắm đồ mùa đồng đã tràn ra cả những “siêu thị vỉa hè.” Dọc những tuyến phố từ lâu đã trở thành "thiên đường mua sắm" của giới sinh viên, công nhân như Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Khánh Toàn, Chùa Bộc…, quần áo rét đổ đống đang là thứ hàng được săn đón nhiều nhất.
Vã mồ hôi trong đám đông trên đường Nguyễn Khánh Toàn, Hoài Thu, sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải cho hay với 300.000 nghìn đồng, ở trên phố thì chưa chắc mua được chiếc áo ưng ý nhưng ở đây, Thu thoải mái chọn được tới 2 chiếc.
“Trời lạnh bất ngờ, quần áo rét lại để cả ở quê nên mấy đứa phải vội vàng đi sắm quần áo mới. Giá ở đây phải chăng, mà chịu khó tìm vẫn được khối hàng đẹp,” Thu cười tươi.
Một chủ sạp trên phố này tiết lộ, những mẫu quần áo dọc con phố mua sắm của giới sinh viên này chủ yếu là các hàng thùng (đồ cũ) từ Trung Quốc hoặc hàng tồn của các cơ sở may mặc nên giá một trời một vực so với giá ở trong cửa hàng.
“Mấy ngày nay, mình với ông xã phải thay nhau trông sạp để còn có thời gian ăn cơm. Sắp tới lạnh kéo dài hơn, lượng người mua sẽ còn đông nữa,” chị chủ này cho biết./.
Trời lạnh, sức mua tăng khiến thị trường quần áo mùa đông "vã mồ hôi," lượng hàng bán tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Theo nhiều chủ cửa hàng quần áo, đồ len và áo khoác mỏng đang là mặt hàng được ưa chuộng nhất những ngày này. Nếu như năm ngoái, chỉ cần hơn 300.000 đồng là khách hàng có thể mua được chiếc áo tương đối đẹp thì năm nay, phải từ 350.000 đồng trở lên khách hàng mới có thể sở hữu được một chiếc áo ưng ý.
Chị Hòa, chủ cửa hàng ở phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm) cho biết, bán chạy nhất thời gian này là những chiếc áo len mỏng và áo vest của nữ, giá từ 300.000 - 500.000 đồng/chiếc tùy kiểu dáng và chất liệu. Áo khoác có mũ mùa thu giá từ 350.000 đến hơn 400.000 đồng/chiếc cũng được nhiều khách hàng lựa chọn.
Trong khi đó, một số mặt hàng khác cũng có giá dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng như áo len nữ dài tay, áo thun nam, áo khoác hai lớp cũng hút khách không kém.
Chị Hòa vui vẻ tiết lộ, 3 hôm rét vừa rồi, cửa hàng của chị có ngày tiêu thụ được hơn 30 chiếc, gấp 3, 4 lần so với những ngày "dở dang", sáng lạnh chiều nóng như cách đây vài hôm.
“Dân mình có thói quen cứ rét hẳn rồi mới mua. Mấy ngày nắng, phần nhiều khách hàng chỉ vào xem hàng, nâng lên rồi đặt xuống, lượng khách hàng mua rất ít. Những ngày gần đây, trời trở lạnh nên cửa hàng lúc nào cũng đông khách,” chị chủ cửa hàng nọ phấn khởi.
Không được hớn hở như chi Hòa, chị Ngọc Hà, chủ cửa hàng thời trang ở 124 chùa Bộc cứ tiếc rẻ mãi vì chậm chân hơn so với mấy người “hàng xóm” cùng phố. Chỉ tay vào dàn quần áo vừa mới nhập về, chị Hà bảo, cứ nghĩ thời tiết lạnh 1, 2 hôm rồi lại nóng như mấy hôm trước nên hai vợ chồng chị chủ quan, nhập hàng cầm chừng. Ai ngờ, thời tiết lại lạnh kéo dài, nhà chị vội vàng bổ nhào đi lấy thêm quần áo, mãi đến hôm nay hàng mới về.
“Thông thường, khoảng nửa cuối tháng 11, thời tiết mới lạnh kéo dài, ai ngờ, năm nay mới cuối tháng 10 đã gió mùa Đông Bắc thế này. Nhìn người ta mua bán rầm rập mà 'xót', vì nhà mình chẳng nhiều mẫu mã,” chị Hà tiếc nuối.
Không chỉ tưng bừng trong những shop thời trang, không khí mua sắm đồ mùa đồng đã tràn ra cả những “siêu thị vỉa hè.” Dọc những tuyến phố từ lâu đã trở thành "thiên đường mua sắm" của giới sinh viên, công nhân như Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Khánh Toàn, Chùa Bộc…, quần áo rét đổ đống đang là thứ hàng được săn đón nhiều nhất.
Vã mồ hôi trong đám đông trên đường Nguyễn Khánh Toàn, Hoài Thu, sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải cho hay với 300.000 nghìn đồng, ở trên phố thì chưa chắc mua được chiếc áo ưng ý nhưng ở đây, Thu thoải mái chọn được tới 2 chiếc.
“Trời lạnh bất ngờ, quần áo rét lại để cả ở quê nên mấy đứa phải vội vàng đi sắm quần áo mới. Giá ở đây phải chăng, mà chịu khó tìm vẫn được khối hàng đẹp,” Thu cười tươi.
Một chủ sạp trên phố này tiết lộ, những mẫu quần áo dọc con phố mua sắm của giới sinh viên này chủ yếu là các hàng thùng (đồ cũ) từ Trung Quốc hoặc hàng tồn của các cơ sở may mặc nên giá một trời một vực so với giá ở trong cửa hàng.
“Mấy ngày nay, mình với ông xã phải thay nhau trông sạp để còn có thời gian ăn cơm. Sắp tới lạnh kéo dài hơn, lượng người mua sẽ còn đông nữa,” chị chủ này cho biết./.
X.D (Vietnam+)