Đêm 11 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, hàng nghìn người dân xã Tứ Xã và các vùng lân cận đã đội mưa, tham dự Lễ hội Trò Trám (còn gọi là Lễ hội Linh tinh tình phộc) - lễ hội độc đáo có một không hai của người dân xóm Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội Trò Trám có ba phần chính. Vào đêm 11 tháng Giêng, các trò đi cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua Xuân-bán Xuân và dạy học được trình diễn tại sân miếu Trò.
Người dân Tứ Xã còn tham gia diễn trò “Tứ dân chi nghiệp” miêu tả một cách dân dã nhất những ngành nghề trong xã hội xưa như Sĩ, Nông, Công, Thương… Tất cả các trò diễn xướng này đều có những lời hát, câu vè ẩn dụ với câu chuyện “tế nhị” về khả năng bảo tồn nòi giống của con người.
Tâm điểm và cũng là linh hồn của Trò Trám là “lễ mật” diễn ra lúc sang canh đêm 11, rạng ngày 12 tháng Giêng - thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu.
Sau lễ tế (bắt đầu vào lúc 23 giờ) do các cụ cao niên trong làng thực hiện đến đúng 0 giờ (ngày 12 tháng Giêng), cụ Thủ từ miếu Trò thắp hương và rước “nõ nường” – hai vật tượng trưng cho giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ) thờ trong miếu Trò và trao cho đôi nam nữ đã được chọn từ trước.
Sau đó, đèn, đèn nến trong và ngoài miếu đều tắt, cụ chủ tế hô “linh tinh tình phộc,” hai nhân vật chính là nam cởi trần đóng khố cầm nõ, nữ mặc váy đeo yếm đào cầm nường làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao. Ba lần đâm trúng sẽ có mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần trúng năm nay sẽ được mùa; một lần trúng là làm ăn kém…
Trong đêm tối chủ tế nghe tiếng “cạch” đủ ba tiếng đèn lại sáng. Phút ấy gọi là phút “thiêng,” “dập” chiêng trống để mừng và kính báo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật” đã thành công.
Xưa kia, sau ba câu khẩu lệnh “linh tinh tình phộc,” cụ Thủ từ sẽ hô to “tháo khoán.” Mọi người hò reo, các đôi trai gái trong làng được tự do vui chơi ngoài rừng trám. Cô nào mang thai trong dịp đó nghĩa là lễ “hèm” của làng đã thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường.
Những đứa trẻ được sinh ra trong đêm “linh tinh tình phộc” được dân làng vui mừng chấp nhận vì họ cho rằng những đứa trẻ đó sẽ đem lại sự phồn thực cho cả làng.
Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, dân làng chỉ còn hò reo vui vẻ nhưng tín ngưỡng phồn thực cơ quan sinh sản và hoạt động tính giao vẫn được tôn vinh và trở thành linh thiêng, chứa đựng ý niệm và nguyện ước về sự phát triển phồn vinh của cư dân nông nghiệp.
Sáng 12 tháng Giêng là lễ rước lúa thần cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Những bông lúa thu hoạch từ vụ trước thờ trong miếu được lấy ra và rước đến đền Xa Lộc thờ vị tướng Phùng Lân Hổ thời Trần, rồi tiếp tục được rước xung quanh làng.
Trong khi rước lúa trên đường làng, các trò diễn vẫn tiếp tục thực hiện tại miếu Trò để tạo không khí lễ hội. Lễ cúng thập bái thực hiện cuối cùng tại miếu Trò để kết thúc lễ hội.
Ông Nguyễn Hồng Toàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tứ Xã cho biết Lễ hội Trò Trám là hoạt động văn hóa tinh thần của người Việt cổ. Đây là lễ hội dân gian mang đậm tính phồn thực của vùng trung du, đồng bằng châu thổ sông Hồng, phản ánh ước nguyện sinh tồn, cầu mong con người cùng muôn vàn cỏ cây được sinh sôi, phát triển, xã hội phồn thịnh, đời sống no ấm, hạnh phúc…
Trước kia, lễ hội Trò Trám đã có lúc bị gián đoạn vì chiến tranh nhưng được người dân nơi đây khôi phục từ năm 1993, trở thành lễ hội truyền thống của tỉnh Phú Thọ, thu hút hàng nghìn khách tham dự./.
Lễ hội Trò Trám có ba phần chính. Vào đêm 11 tháng Giêng, các trò đi cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua Xuân-bán Xuân và dạy học được trình diễn tại sân miếu Trò.
Người dân Tứ Xã còn tham gia diễn trò “Tứ dân chi nghiệp” miêu tả một cách dân dã nhất những ngành nghề trong xã hội xưa như Sĩ, Nông, Công, Thương… Tất cả các trò diễn xướng này đều có những lời hát, câu vè ẩn dụ với câu chuyện “tế nhị” về khả năng bảo tồn nòi giống của con người.
Tâm điểm và cũng là linh hồn của Trò Trám là “lễ mật” diễn ra lúc sang canh đêm 11, rạng ngày 12 tháng Giêng - thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua và ngày mới bắt đầu.
Sau lễ tế (bắt đầu vào lúc 23 giờ) do các cụ cao niên trong làng thực hiện đến đúng 0 giờ (ngày 12 tháng Giêng), cụ Thủ từ miếu Trò thắp hương và rước “nõ nường” – hai vật tượng trưng cho giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ và sơn màu đỏ) thờ trong miếu Trò và trao cho đôi nam nữ đã được chọn từ trước.
Sau đó, đèn, đèn nến trong và ngoài miếu đều tắt, cụ chủ tế hô “linh tinh tình phộc,” hai nhân vật chính là nam cởi trần đóng khố cầm nõ, nữ mặc váy đeo yếm đào cầm nường làm các thao tác tượng trưng hoạt động tính giao. Ba lần đâm trúng sẽ có mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần trúng năm nay sẽ được mùa; một lần trúng là làm ăn kém…
Trong đêm tối chủ tế nghe tiếng “cạch” đủ ba tiếng đèn lại sáng. Phút ấy gọi là phút “thiêng,” “dập” chiêng trống để mừng và kính báo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật” đã thành công.
Xưa kia, sau ba câu khẩu lệnh “linh tinh tình phộc,” cụ Thủ từ sẽ hô to “tháo khoán.” Mọi người hò reo, các đôi trai gái trong làng được tự do vui chơi ngoài rừng trám. Cô nào mang thai trong dịp đó nghĩa là lễ “hèm” của làng đã thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường.
Những đứa trẻ được sinh ra trong đêm “linh tinh tình phộc” được dân làng vui mừng chấp nhận vì họ cho rằng những đứa trẻ đó sẽ đem lại sự phồn thực cho cả làng.
Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, dân làng chỉ còn hò reo vui vẻ nhưng tín ngưỡng phồn thực cơ quan sinh sản và hoạt động tính giao vẫn được tôn vinh và trở thành linh thiêng, chứa đựng ý niệm và nguyện ước về sự phát triển phồn vinh của cư dân nông nghiệp.
Sáng 12 tháng Giêng là lễ rước lúa thần cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Những bông lúa thu hoạch từ vụ trước thờ trong miếu được lấy ra và rước đến đền Xa Lộc thờ vị tướng Phùng Lân Hổ thời Trần, rồi tiếp tục được rước xung quanh làng.
Trong khi rước lúa trên đường làng, các trò diễn vẫn tiếp tục thực hiện tại miếu Trò để tạo không khí lễ hội. Lễ cúng thập bái thực hiện cuối cùng tại miếu Trò để kết thúc lễ hội.
Ông Nguyễn Hồng Toàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tứ Xã cho biết Lễ hội Trò Trám là hoạt động văn hóa tinh thần của người Việt cổ. Đây là lễ hội dân gian mang đậm tính phồn thực của vùng trung du, đồng bằng châu thổ sông Hồng, phản ánh ước nguyện sinh tồn, cầu mong con người cùng muôn vàn cỏ cây được sinh sôi, phát triển, xã hội phồn thịnh, đời sống no ấm, hạnh phúc…
Trước kia, lễ hội Trò Trám đã có lúc bị gián đoạn vì chiến tranh nhưng được người dân nơi đây khôi phục từ năm 1993, trở thành lễ hội truyền thống của tỉnh Phú Thọ, thu hút hàng nghìn khách tham dự./.
Vũ Bắc (TTXVN/Vietnam+)