Trong báo cáo thường niên công bố ngày 18/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo bất chấp ngân sách hạn hẹp và giá lương thực cao, trợ giá nông nghiệp tại các nước phát triển và mới nổi trên thế giới vẫn gia tăng trong năm 2012.
Theo báo cáo trên, chính phủ các nước phát triển đã đổ tiền nhiều hơn cho ngành nông nghiệp bất chấp những quy định quốc tế kêu gọi giảm hình thức trợ giá có thể đẩy các nước rơi vào cuộc chiến tranh thương mại.
Theo đánh giá của OECD, trợ giá nông nghiệp trung bình tại 47 nước được khảo sát chiếm tới 1/6 tổng doanh thu nông nghiệp, tương đương 17% tổng doanh thu nông nghiệp trong năm 2012, cao hơn so với mức 15% trong năm 2011.
Riêng mức trợ giá nông nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) chiếm 19% tổng doanh thu nông nghiệp, trong khi con số này ở Mỹ chiếm 7%.
OECD cho rằng sự gia tăng này là không cần thiết, vì trên thực tế giá lương thực cao là thời điểm thích hợp để chính phủ các nước cắt giảm trợ giá, vốn là yếu tố luôn gây biến động giá cả cho mặt hàng thiết yếu này.
Giám đốc phụ trách Nông nghiệp và Thương mại của OECD, ông Ken Ash cho rằng với việc thị trường lương thực và giá hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng có thể sẽ là thời điểm tốt để các chính phủ đưa ra cam kết cải cách hình thức trợ giá nông nghiệp.
OECD đã đề xuất một số bước quan trọng nhằm cải tổ chương trình trợ giá "hào phóng", gọi là Chính sách Nông nghiệp chung (CAP), theo đó giảm trợ cấp nông nghiệp.
Tuy nhiên, kế hoạch này hiện chưa được thực hiện do không đưa ra định hướng phát triển cho giai đoạn hiện nay cũng như mô hình trợ giá nông nghiệp tại 28 nước thành viên EU./.
Theo báo cáo trên, chính phủ các nước phát triển đã đổ tiền nhiều hơn cho ngành nông nghiệp bất chấp những quy định quốc tế kêu gọi giảm hình thức trợ giá có thể đẩy các nước rơi vào cuộc chiến tranh thương mại.
Theo đánh giá của OECD, trợ giá nông nghiệp trung bình tại 47 nước được khảo sát chiếm tới 1/6 tổng doanh thu nông nghiệp, tương đương 17% tổng doanh thu nông nghiệp trong năm 2012, cao hơn so với mức 15% trong năm 2011.
Riêng mức trợ giá nông nghiệp tại Liên minh châu Âu (EU) chiếm 19% tổng doanh thu nông nghiệp, trong khi con số này ở Mỹ chiếm 7%.
OECD cho rằng sự gia tăng này là không cần thiết, vì trên thực tế giá lương thực cao là thời điểm thích hợp để chính phủ các nước cắt giảm trợ giá, vốn là yếu tố luôn gây biến động giá cả cho mặt hàng thiết yếu này.
Giám đốc phụ trách Nông nghiệp và Thương mại của OECD, ông Ken Ash cho rằng với việc thị trường lương thực và giá hàng hóa thế giới được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng có thể sẽ là thời điểm tốt để các chính phủ đưa ra cam kết cải cách hình thức trợ giá nông nghiệp.
OECD đã đề xuất một số bước quan trọng nhằm cải tổ chương trình trợ giá "hào phóng", gọi là Chính sách Nông nghiệp chung (CAP), theo đó giảm trợ cấp nông nghiệp.
Tuy nhiên, kế hoạch này hiện chưa được thực hiện do không đưa ra định hướng phát triển cho giai đoạn hiện nay cũng như mô hình trợ giá nông nghiệp tại 28 nước thành viên EU./.
(TTXVN)