Trò diễn Xuân Phả - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia hơn 1.000 năm tuổi

Trò Xuân Phả mô tả cảnh 5 quốc gia cổ (thuộc Trung Hoa, Hòa Lan, Tú Huần, Chăm Pa, Ai Lao) đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa.
Múa Xuân Phả còn có tên gọi "Ngũ quốc lân bang đồ cống tiến" là tổ hợp của 5 trò diễn mô tả cảnh năm phương đến chầu, trình diễn những tiết mục đặc sắc nhất chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Múa Xuân Phả còn có tên gọi "Ngũ quốc lân bang đồ cống tiến" là tổ hợp của 5 trò diễn mô tả cảnh năm phương đến chầu, trình diễn những tiết mục đặc sắc nhất chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển hơn 1.000 năm để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, "độc nhất vô nhị" diễn ra hằng năm vào các ngày từ 10-12/2 Âm lịch tại di tích Nghè Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) và được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả khá đơn giản, chủ yếu là trống, thanh la, mõ...tạo thành những âm thanh vui nhộn. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò Xuân Phả không chỉ là nghệ thuật dân gian mà còn là trí tuệ dân gian lắng đọng trong bản hòa tấu của thanh âm, vần điệu, ca từ, của các động tác lúc mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, phóng khoáng, cương - nhu hài hòa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò Xuân Phả được đánh giá cao về giá trị văn hóa-nghệ thuật và đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
5 trò Xuân Phả, mỗi trò có trang phục mang màu sắc khác nhau. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Xuất phát là điệu múa cung đình rồi truyền dạy ra dân gian, qua nhiều thế kỷ, trò diễn Xuân Phả từng bước hoàn thiện về kỹ thuật, trang phục, đạo cụ, âm nhạc và lời ca. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò diễn Xuân Phả là một nét đẹp truyền thống của người dân xứ Thanh. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò Chiêm Thành tượng trưng người Chăm pa tiến cống, mang mặt nạ bằng gỗ sơn đỏ, mũi thấp và ngắn, hai mắt bằng lông chim công. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò Chiêm Thành tượng trưng người Chăm pa tiến cống, mang mặt nạ bằng gỗ sơn đỏ, mũi thấp và ngắn, hai mắt bằng lông chim công. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò Chiêm Thành tượng trưng người Chăm pa tiến cống, mang mặt nạ bằng gỗ sơn đỏ, mũi thấp và ngắn, hai mắt bằng lông chim công. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Thành viên Đoàn nghệ thuật truyền thống Xuân Phả vẫn vừa làm nông nghiệp, biểu diễn giao lưu, truyền dạy, vừa tham gia phục vụ khách du lịch mỗi khi có yêu cầu. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò diễn Xuân Phả là một nét đẹp truyền thống của người dân xứ Thanh. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trò diễn Xuân Phả là một nét đẹp truyền thống của người dân xứ Thanh. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Xã Xuân Trường và huyện Thọ Xuân đang triển khai các chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa gắn với các di tích, di sản văn hóa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục