Trò Xuân Phả là một trong ba di sản văn hóa, văn nghệ quý của xứ Thanh cùng với tổ khúc hò sông Mã và tổ khúc dân ca Đông Anh.
Nếu hò sông Mã hay dân ca Đông Anh thể hiện lối sinh hoạt thường ngày của nhân dân thì trò Xuân Phả thể hiện lối sinh hoạt cung đình, mang đậm tính ngoại giao.
Trò Xuân Phả được lưu truyền qua nhiều thế hệ và có đời sống riêng trong tầm thức người dân. Hàng năm, trò được tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch tại làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Truyền thuyết trò cổ Xuân Phả
Truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Đinh, khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng đứng lên đánh giặc cứu nước.
Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì trời tối và gặp mưa to, gió lớn. Sứ thần cùng đoàn tùy tùng phải trú ngụ trong ngôi miếu nhỏ ở ven sông. Đêm đến, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng bày cách đánh giặc.
Sứ giả trong lòng vô cùng phấn khởi, vội quay về kinh đô đem chuyện báo mộng tâu với nhà vua. Nghe có lý, nhà vua lập tức thân hành cùng quan quân lên đường.
Khi gặp giặc, nhà vua đã làm đúng như lời dặn của vị Thành hoàng làng. Quả nhiên lũ giặc biển bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại hốt hoảng chèo thuyền trốn chạy, nhà vua chiến thắng trở về.
Đất nước trở lại yên bình, nhà vua mở hội mừng công. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự, vừa tỏ lòng khâm phục vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo.
Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo nhiều điệu múa, hát đặc sắc của dân tộc mình như “Chiêm Thành đồ tiến cống,” “Ai Lao đồ tiến cống,” “Hoa Lang đồ tiến cống”...
Nhớ ơn vị Thành hoàng làng Xuân Phả có công lớn với đất nước, nhà vua đã ban đạo sắc phong hiệu cho Thành hoàng làng Xuân Phả là “Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân” và truyền cho dân làng Xuân Phả lập đền thờ đồng thời ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất cho dân làng, đó là năm điệu trò cổ Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần).
Từ đời này qua đời khác, hằng năm người dân làng Xuân Phả vẫn tổ chức lễ hội trò Xuân Phả để tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng.
Vài nét về năm trò cổ Xuân Phả
- Trò Hoa Lang: là trò múa hát, mô phỏng người nước Hoa Lang (Hà Lan) đến tiến cống vua Đại Việt.
Trò Hoa Lang gồm có 17 người trong các vai nhân vật chúa ông, mế nàng, lính hầu, quân, người điều khiển kỳ lân. Đạo cụ là quạt giấy hoa, cây siên đao, cây bai chèo, hai con ngựa, roi ngựa, cờ lụa màu đỏ, cờ lẹm màu trắng, 1 con kỳ lân, túi vải hoa.
Trang phục của người múa là áo dài năm thân màu xanh nước biển có trang trí hoa văn các loại phù hợp với các nhân vật. Riêng áo của chúa ông có rồng vàng trước ngực, đuôi rồng vắt qua vai kéo về sau áo, gấu áo có sóng gợn màu vàng kim tuyến...
Dẫn đầu trò Hoa Lang là điệu múa kỳ lân, sau là chúa ông cùng đội quân và tiếp đó là hai lính hầu cưỡi ngựa khi đi nước kiệu, khi đi nước đại. Những điệu trò như phi ngựa, múa đấu roi, múa kéo quạt, múa siên đao, múa phất cờ, múa cờ lẹm, được kết hợp khéo léo theo nhịp trống chiêng và đàn bát âm, cùng những lời hát cất lên với những động tác chèo thuyền nhịp nhàng.
- Trò Ai Lao: là trò mô phỏng người nước Ai Lao (Lào) sang tiến cống vua Đại Việt.
Trò Ai Lao không có lời ca mà chỉ sử dụng động tác múa và âm nhạc thể hiện nội dung. Nhân vật của trò có chúa ông, lính hầu, mái nàng, quân, người đội lốt hổ, đội lốt voi.
Đạo cụ là chiếc cáng để cáng chúa, 10 đôi sênh, lốt hổ, lốt voi, cây súng kíp, búa điều khiển voi, cờ đuôi nheo. Trang phục nhân vật chúa mặc áo thụng màu xanh, nẹp xanh thẫm, ngực áo có mặt nguyệt và đôi rồng chầu, quần dài trắng, thắt lưng bằng lụa màu đỏ, đội mũ cánh chuồn đen...
Dẫn đầu trò Ai Lao là đoàn voi bước đi thong thả, đoàn hổ xông xáo nhảy nơi này, nơi khác và sau là chúa ông cùng quân lính. Những điệu trò được diễn nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng mõ, tiếng sênh.
- Trò Chiêm Thành: là trò mô phỏng người Chiêm Thành sang cống tiến vua Đại Việt. Nhân vật trò Chiêm thành là chúa, mế nàng, phỗng, quân. Trang phục màu đỏ.
Dẫn đầu trò là hai phỗng đi hàng đôi, vừa đi vừa hát, theo sau là chúa và các quân. Những điệu trò trình diễn theo nhịp trống rung lên.
- Trò Tú Huần: còn gọi là “Lục Hồn Nhung” được mô phỏng tộc người Tú Huần sống ở miền núi phía Bắc đến cống tiến. Đặc biệt trò Tú Huần được lưu truyền rộng rãi hơn các trò khác.
Đoàn trò Tú Huần mặc quần áo màu xanh nước biển, từ bà già đến đàn con đều đeo mặt nạ bằng gỗ. Khi tiếng mõ nổi lên thì những điệu trò bắt đầu trình diễn, người hầu dìu cố già thong thả nhún nhảy, người hầu làm động tác lúc thì quạt, lúc thì giã trầu.
Người mẹ gõ sênh nhảy ra và hú lên một tiếng tức thì đàn con cũng ra trình diễn. Trong trò sử dụng những điệu nhảy chân cóc, có lúc lại ngồi xổm nhảy cóc lùi xa, tiến gần.
- Trò Ngô Quốc: là mô phỏng người Trung Quốc sang cống tiến. Nhân vật là chúa Ngô, mế nàng, lính, nàng tiên, quân, ngoài ra còn có thầy thuốc, thầy địa lý, người bán kẹo.
Dẫn đầu đoàn trò là thầy địa lý tay cầm la bàn để xem hướng nhà, xem đất. Thầy thuốc tay cầm dao cầu, vừa đi vừa tìm người kê đơn bắt mạch. Người bán kẹo rao hàng ý ới...
Khi trống rung lên, những nàng tiên nhịp nhàng vỗ cánh ra trình diễn rồi cúi chào Thành hoàng. Chúa và quân cũng tiến ra diễn trò theo nhịp trống nổi lên. Lúc thì múa siên đao, lúc thì chèo thuyền và hát theo nhịp trống. Cứ như vậy vừa chèo vừa hát vừa múa cho đến hết lời ca, thì cũng là lúc điệu trò kết thúc.
Những điệu múa của trò Xuân Phả vừa vui, mạnh nhưng không kém phần trữ tình. Trò Xuân Phả sử dụng nhiều đạo cụ và mỗi đạo cụ có một hình tượng riêng.
Những động tác khi múa lúc uyển chuyển, nhịp nhàng khi lại mạnh mẽ tạo nên cao trào, đem đến cho khán giả một cảm giác hết sức rộn ràng, đứng ngồi không yên.
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu quy mô nào, nhưng một số nhà văn hóa dân gian khi tìm hiểu về các điệu múa trong trò Xuân Phả đều khẳng định đây là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có năm lớp tương đương với năm trò diễn và mang đậm chất của người Việt cổ./.
Nếu hò sông Mã hay dân ca Đông Anh thể hiện lối sinh hoạt thường ngày của nhân dân thì trò Xuân Phả thể hiện lối sinh hoạt cung đình, mang đậm tính ngoại giao.
Trò Xuân Phả được lưu truyền qua nhiều thế hệ và có đời sống riêng trong tầm thức người dân. Hàng năm, trò được tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch tại làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Truyền thuyết trò cổ Xuân Phả
Truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Đinh, khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng đứng lên đánh giặc cứu nước.
Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì trời tối và gặp mưa to, gió lớn. Sứ thần cùng đoàn tùy tùng phải trú ngụ trong ngôi miếu nhỏ ở ven sông. Đêm đến, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng bày cách đánh giặc.
Sứ giả trong lòng vô cùng phấn khởi, vội quay về kinh đô đem chuyện báo mộng tâu với nhà vua. Nghe có lý, nhà vua lập tức thân hành cùng quan quân lên đường.
Khi gặp giặc, nhà vua đã làm đúng như lời dặn của vị Thành hoàng làng. Quả nhiên lũ giặc biển bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại hốt hoảng chèo thuyền trốn chạy, nhà vua chiến thắng trở về.
Đất nước trở lại yên bình, nhà vua mở hội mừng công. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự, vừa tỏ lòng khâm phục vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo.
Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo nhiều điệu múa, hát đặc sắc của dân tộc mình như “Chiêm Thành đồ tiến cống,” “Ai Lao đồ tiến cống,” “Hoa Lang đồ tiến cống”...
Nhớ ơn vị Thành hoàng làng Xuân Phả có công lớn với đất nước, nhà vua đã ban đạo sắc phong hiệu cho Thành hoàng làng Xuân Phả là “Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân” và truyền cho dân làng Xuân Phả lập đền thờ đồng thời ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất cho dân làng, đó là năm điệu trò cổ Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung (còn gọi là Tú Huần).
Từ đời này qua đời khác, hằng năm người dân làng Xuân Phả vẫn tổ chức lễ hội trò Xuân Phả để tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng.
Vài nét về năm trò cổ Xuân Phả
- Trò Hoa Lang: là trò múa hát, mô phỏng người nước Hoa Lang (Hà Lan) đến tiến cống vua Đại Việt.
Trò Hoa Lang gồm có 17 người trong các vai nhân vật chúa ông, mế nàng, lính hầu, quân, người điều khiển kỳ lân. Đạo cụ là quạt giấy hoa, cây siên đao, cây bai chèo, hai con ngựa, roi ngựa, cờ lụa màu đỏ, cờ lẹm màu trắng, 1 con kỳ lân, túi vải hoa.
Trang phục của người múa là áo dài năm thân màu xanh nước biển có trang trí hoa văn các loại phù hợp với các nhân vật. Riêng áo của chúa ông có rồng vàng trước ngực, đuôi rồng vắt qua vai kéo về sau áo, gấu áo có sóng gợn màu vàng kim tuyến...
Dẫn đầu trò Hoa Lang là điệu múa kỳ lân, sau là chúa ông cùng đội quân và tiếp đó là hai lính hầu cưỡi ngựa khi đi nước kiệu, khi đi nước đại. Những điệu trò như phi ngựa, múa đấu roi, múa kéo quạt, múa siên đao, múa phất cờ, múa cờ lẹm, được kết hợp khéo léo theo nhịp trống chiêng và đàn bát âm, cùng những lời hát cất lên với những động tác chèo thuyền nhịp nhàng.
- Trò Ai Lao: là trò mô phỏng người nước Ai Lao (Lào) sang tiến cống vua Đại Việt.
Trò Ai Lao không có lời ca mà chỉ sử dụng động tác múa và âm nhạc thể hiện nội dung. Nhân vật của trò có chúa ông, lính hầu, mái nàng, quân, người đội lốt hổ, đội lốt voi.
Đạo cụ là chiếc cáng để cáng chúa, 10 đôi sênh, lốt hổ, lốt voi, cây súng kíp, búa điều khiển voi, cờ đuôi nheo. Trang phục nhân vật chúa mặc áo thụng màu xanh, nẹp xanh thẫm, ngực áo có mặt nguyệt và đôi rồng chầu, quần dài trắng, thắt lưng bằng lụa màu đỏ, đội mũ cánh chuồn đen...
Dẫn đầu trò Ai Lao là đoàn voi bước đi thong thả, đoàn hổ xông xáo nhảy nơi này, nơi khác và sau là chúa ông cùng quân lính. Những điệu trò được diễn nhịp nhàng theo tiếng trống, tiếng mõ, tiếng sênh.
- Trò Chiêm Thành: là trò mô phỏng người Chiêm Thành sang cống tiến vua Đại Việt. Nhân vật trò Chiêm thành là chúa, mế nàng, phỗng, quân. Trang phục màu đỏ.
Dẫn đầu trò là hai phỗng đi hàng đôi, vừa đi vừa hát, theo sau là chúa và các quân. Những điệu trò trình diễn theo nhịp trống rung lên.
- Trò Tú Huần: còn gọi là “Lục Hồn Nhung” được mô phỏng tộc người Tú Huần sống ở miền núi phía Bắc đến cống tiến. Đặc biệt trò Tú Huần được lưu truyền rộng rãi hơn các trò khác.
Đoàn trò Tú Huần mặc quần áo màu xanh nước biển, từ bà già đến đàn con đều đeo mặt nạ bằng gỗ. Khi tiếng mõ nổi lên thì những điệu trò bắt đầu trình diễn, người hầu dìu cố già thong thả nhún nhảy, người hầu làm động tác lúc thì quạt, lúc thì giã trầu.
Người mẹ gõ sênh nhảy ra và hú lên một tiếng tức thì đàn con cũng ra trình diễn. Trong trò sử dụng những điệu nhảy chân cóc, có lúc lại ngồi xổm nhảy cóc lùi xa, tiến gần.
- Trò Ngô Quốc: là mô phỏng người Trung Quốc sang cống tiến. Nhân vật là chúa Ngô, mế nàng, lính, nàng tiên, quân, ngoài ra còn có thầy thuốc, thầy địa lý, người bán kẹo.
Dẫn đầu đoàn trò là thầy địa lý tay cầm la bàn để xem hướng nhà, xem đất. Thầy thuốc tay cầm dao cầu, vừa đi vừa tìm người kê đơn bắt mạch. Người bán kẹo rao hàng ý ới...
Khi trống rung lên, những nàng tiên nhịp nhàng vỗ cánh ra trình diễn rồi cúi chào Thành hoàng. Chúa và quân cũng tiến ra diễn trò theo nhịp trống nổi lên. Lúc thì múa siên đao, lúc thì chèo thuyền và hát theo nhịp trống. Cứ như vậy vừa chèo vừa hát vừa múa cho đến hết lời ca, thì cũng là lúc điệu trò kết thúc.
Những điệu múa của trò Xuân Phả vừa vui, mạnh nhưng không kém phần trữ tình. Trò Xuân Phả sử dụng nhiều đạo cụ và mỗi đạo cụ có một hình tượng riêng.
Những động tác khi múa lúc uyển chuyển, nhịp nhàng khi lại mạnh mẽ tạo nên cao trào, đem đến cho khán giả một cảm giác hết sức rộn ràng, đứng ngồi không yên.
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu quy mô nào, nhưng một số nhà văn hóa dân gian khi tìm hiểu về các điệu múa trong trò Xuân Phả đều khẳng định đây là những điệu múa mang tính liên tục, như một vở diễn có năm lớp tương đương với năm trò diễn và mang đậm chất của người Việt cổ./.
Hoài Nam (TTXVN)