Một công ty Faidhi Holdings Sdn Bhd của Malaysia vừa giới thiệu một loại bình đựng khí hóa lỏng (bình gas) bằng composite có trọng lượng nhẹ, thân thiện với môi trường và thậm chí không bị phát nổ trong lửa.
Được gọi là “Bình khí hóa lỏng 1Malaysia” (SL1M), bình ga này được làm từ sợi thủy tinh và nhựa, và nặng chỉ 4,7kg khi không chứa khí. Trọng lượng này giúp người sử dụng có thể xử lý và vận chuyển dễ dàng hơn so với các bình gas bằng thép thông thường.
Theo thông cáo báo chí từ Faidhi Holdings, bình gas này được thiết kế để loại bỏ những mối lo ngại về độ an toàn do việc nổ các bình thép đã gây ra tử vong trong quá khứ.
Faidhi Holdings cho biết: “Không giống như các bình thép, SL1M có các đặc tính độc đáo. Khi chìm trong ngọn lửa, lớp lót PET (polyethylene terephthalate) nén giữ khí gas bên trong tan chảy trong vòng vài phút. Điều này cho phép khí gas "rỉ ra" thông qua các bức tường được gia cố composite. Khí gas thoát ra từ từ và bị cháy hết, điều này giải phóng áp lực một cách an toàn và tránh được các vụ nổ.”
Trong lễ công bố bình gas mới, ngày 21/3, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ca ngợi SL1M là một ví dụ về các loại sản phẩm đổi mới theo định hướng thị trường và cần thiết để biến đổi Malaysia từ một trung tâm sản xuất chi phí thấp sang một nền kinh tế tri thức năng động và sáng tạo.
Ông hy vọng các công ty dầu khí nước này sẽ thay thế bình thép bằng SL1M vì nó không chỉ an toàn hơn, giá cả cạnh tranh hơn mà còn nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của Faidhi Holdings để tiếp tục khám phá sản phẩm đổi mới khác.
Chủ tịch Faidhi Holdings Abu Talib Abu cho biết với hơn 20 triệu người sử dụng bình gas dự kiến trong 20 năm tới, việc sử dụng các SL1M tiết kiệm được khoảng 7,3 tỷ RM chi phí bảo trì, tái chế và sơn lại bình gas.
Ông cho biết hiện chỉ có ba công ty sản xuất bình khí hóa lỏng composite trên thế giới, nằm ở các nước Na Uy, Thụy Điển và Séc.
Lô hàng 500.000 SL1M đầu tiên sẽ được bán vào cuối năm nay với mục tiêu là các hộ gia đình tại Thung lũng Klang.
Faidhi Holdings cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất hiện đại có công suất lên đến 3 triệu bình gas composite mỗi năm vào năm tới./.
Được gọi là “Bình khí hóa lỏng 1Malaysia” (SL1M), bình ga này được làm từ sợi thủy tinh và nhựa, và nặng chỉ 4,7kg khi không chứa khí. Trọng lượng này giúp người sử dụng có thể xử lý và vận chuyển dễ dàng hơn so với các bình gas bằng thép thông thường.
Theo thông cáo báo chí từ Faidhi Holdings, bình gas này được thiết kế để loại bỏ những mối lo ngại về độ an toàn do việc nổ các bình thép đã gây ra tử vong trong quá khứ.
Faidhi Holdings cho biết: “Không giống như các bình thép, SL1M có các đặc tính độc đáo. Khi chìm trong ngọn lửa, lớp lót PET (polyethylene terephthalate) nén giữ khí gas bên trong tan chảy trong vòng vài phút. Điều này cho phép khí gas "rỉ ra" thông qua các bức tường được gia cố composite. Khí gas thoát ra từ từ và bị cháy hết, điều này giải phóng áp lực một cách an toàn và tránh được các vụ nổ.”
Trong lễ công bố bình gas mới, ngày 21/3, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ca ngợi SL1M là một ví dụ về các loại sản phẩm đổi mới theo định hướng thị trường và cần thiết để biến đổi Malaysia từ một trung tâm sản xuất chi phí thấp sang một nền kinh tế tri thức năng động và sáng tạo.
Ông hy vọng các công ty dầu khí nước này sẽ thay thế bình thép bằng SL1M vì nó không chỉ an toàn hơn, giá cả cạnh tranh hơn mà còn nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của Faidhi Holdings để tiếp tục khám phá sản phẩm đổi mới khác.
Chủ tịch Faidhi Holdings Abu Talib Abu cho biết với hơn 20 triệu người sử dụng bình gas dự kiến trong 20 năm tới, việc sử dụng các SL1M tiết kiệm được khoảng 7,3 tỷ RM chi phí bảo trì, tái chế và sơn lại bình gas.
Ông cho biết hiện chỉ có ba công ty sản xuất bình khí hóa lỏng composite trên thế giới, nằm ở các nước Na Uy, Thụy Điển và Séc.
Lô hàng 500.000 SL1M đầu tiên sẽ được bán vào cuối năm nay với mục tiêu là các hộ gia đình tại Thung lũng Klang.
Faidhi Holdings cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất hiện đại có công suất lên đến 3 triệu bình gas composite mỗi năm vào năm tới./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)