Hãng AFP dẫn nguồn từ tờ Bưu điện Washington ngày 31/3 đưa tin Triều Tiên có thể đã tiến hành các bước tỉ mỉ nhằm xóa bỏ mọi dấu vết còn sót lại sau vụ thử vũ khí hạt nhân hồi tháng 2 vừa qua, vốn gây nghi ngờ rằng nước này đã sử dụng một quả bom mới chứa urani được làm giàu ở cấp độ cao.
Dẫn lời các chuyên gia vũ khí và các quan chức Mỹ giấu tên, báo trên cho biết các tác động của vụ nổ hôm 12/2 vừa qua đã được kiềm chế rất tốt, nên chỉ có một chút dấu vết phóng xạ thất thoát ra ngoài không khí.
Tờ báo cũng cho biết Chính phủ Mỹ đã đoán trước được vụ thử hạt nhân lần thứ ba này của Triều Tiên và đã giám sát chặt chẽ mọi dấu vết về thành phần của quả bom.
Tuy nhiên, những ngày sau vụ nổ, các máy cảm biến của Mỹ và Hàn Quốc đều không phát hiện bất kỳ dấu vết nào của bụi phóng xạ thông thường tại toàn bộ 120 trạm giám sát dọc biên giới chung liên Triều cũng như tại khu vực xuôi gió từ phía bãi thử.
Chỉ có duy nhất một máy bay của Nhật Bản thu được lượng nhỏ chất đồng vị phóng xạ xenon-133, tuy nhiên bằng chứng này không được thuyết phục.
Theo báo trên, sự thiếu vắng các dữ liệu tự nhiên có thể đưa ra giả thuyết về một kế hoạch thận trọng của Triều Tiên nhằm ngăn chặn tình trạng rò rỉ các khí khiến vụ thử bị lộ, có lẽ bằng cách bố trí hầm thử hạt nhân sâu dưới lòng đất.
[Hàn-Mỹ muốn đàm phán sửa đổi hiệp ước hạt nhân]
Trong khi đó, ngày 1/4, một nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết Hàn Quốc và Mỹ sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán nhạy cảm về sửa đổi một hiệp ước hạt nhân dân sự song phương, trong bối cảnh Seoul đang tìm cách làm giàu urani và tái chế nhiên liệu hạt nhân.
Theo nguồn tin trên, hai bên có thể mở lại các cuộc đàm phán vào đầu tuần này tại Washington khi Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se thăm Mỹ và có cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng nước chủ nhà John Kerry.
Nếu điều này trở thành hiện thực thì đây sẽ là vòng đàm phán song phương thứ sáu về vấn đề này./.
Dẫn lời các chuyên gia vũ khí và các quan chức Mỹ giấu tên, báo trên cho biết các tác động của vụ nổ hôm 12/2 vừa qua đã được kiềm chế rất tốt, nên chỉ có một chút dấu vết phóng xạ thất thoát ra ngoài không khí.
Tờ báo cũng cho biết Chính phủ Mỹ đã đoán trước được vụ thử hạt nhân lần thứ ba này của Triều Tiên và đã giám sát chặt chẽ mọi dấu vết về thành phần của quả bom.
Tuy nhiên, những ngày sau vụ nổ, các máy cảm biến của Mỹ và Hàn Quốc đều không phát hiện bất kỳ dấu vết nào của bụi phóng xạ thông thường tại toàn bộ 120 trạm giám sát dọc biên giới chung liên Triều cũng như tại khu vực xuôi gió từ phía bãi thử.
Chỉ có duy nhất một máy bay của Nhật Bản thu được lượng nhỏ chất đồng vị phóng xạ xenon-133, tuy nhiên bằng chứng này không được thuyết phục.
Theo báo trên, sự thiếu vắng các dữ liệu tự nhiên có thể đưa ra giả thuyết về một kế hoạch thận trọng của Triều Tiên nhằm ngăn chặn tình trạng rò rỉ các khí khiến vụ thử bị lộ, có lẽ bằng cách bố trí hầm thử hạt nhân sâu dưới lòng đất.
[Hàn-Mỹ muốn đàm phán sửa đổi hiệp ước hạt nhân]
Trong khi đó, ngày 1/4, một nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết Hàn Quốc và Mỹ sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán nhạy cảm về sửa đổi một hiệp ước hạt nhân dân sự song phương, trong bối cảnh Seoul đang tìm cách làm giàu urani và tái chế nhiên liệu hạt nhân.
Theo nguồn tin trên, hai bên có thể mở lại các cuộc đàm phán vào đầu tuần này tại Washington khi Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se thăm Mỹ và có cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng nước chủ nhà John Kerry.
Nếu điều này trở thành hiện thực thì đây sẽ là vòng đàm phán song phương thứ sáu về vấn đề này./.
(Vietnam+)