Do ảnh hưởng của đợt triều cường cuối tháng 10 lên cao vượt mức báo động 3, trong chiều 27/10, hàng loạt tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã bị nhấn chìm trong nước, đặc biệt một đoạn bờ bao tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức đã bị vỡ làm ngập hàng chục hộ dân.
Tại quận Bình Thạnh, nhiều tuyến đường đã ngập sâu từ 20-50cm như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, quốc lộ 13 Nguyễn Văn Giai, Lê Huy Tự, Đinh Tiên Hoàng.
Tương tự, các tuyến đường Lương Định Của, Xa lộ Hà Nội, Quốc Hương (quận 2), Lò Gốm, quận 6 cũng ngập sâu trong nước.
Tuyến đường Huỳnh Tấn Phát ở phường Tân Thuận, quận 7 bị nhấn chìm trong nước với chiều dài hàng km. Nhiều vị trí nước ngập sâu tới gần 0,5m và tràn vào nhiều nhà dân sinh sống hai bên đường.
Do triều cường xảy ra vào đúng điểm tan tầm nên nhiều tuyến đường bị ngập nước đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ. Hàng trăm phương tiện xe máy trong quá trình lưu thông đã bị chết máy.
Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh, đỉnh triều cường do được lúc 17 giờ 30 ngày 27/10 trên sông Sài Gòn đạt mức 1,55m. Triều cường đã làm ngập gần 20 tuyến đường.
Khoảng 5 giờ 30 ngày 27/10, triều cường lên cao đã làm vỡ một đoạn bờ bao thuộc nhánh sông Sài Gòn nằm trên khu vực đường số 6, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo một số người dân, đoạn bờ bao bị vỡ dài khoảng 3m, hàng chục căn nhà đã bị chìm sâu trong nước gần 1m. Ngay sau khi bờ bao bị vỡ, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng tại chỗ tiến hành khắc phục hậu quả.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, tình hình triều cường cuối tháng 10 hiện đang diễn biến rất phức tạp. Mực nước thực đo vào sáng ngày 27/10 tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) là 1,51m, trên mức báo động cấp 3.
Dự báo đỉnh đợt triều cường có mực nước tại trạm Phú An sẽ lên cao đến 1,57m vào ngày 28/10. Đây là mức triều cường cao hơn so với đỉnh triều lịch sử xảy ra tháng 11/2009 là 1,56m./.
Tại quận Bình Thạnh, nhiều tuyến đường đã ngập sâu từ 20-50cm như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bùi Hữu Nghĩa, quốc lộ 13 Nguyễn Văn Giai, Lê Huy Tự, Đinh Tiên Hoàng.
Tương tự, các tuyến đường Lương Định Của, Xa lộ Hà Nội, Quốc Hương (quận 2), Lò Gốm, quận 6 cũng ngập sâu trong nước.
Tuyến đường Huỳnh Tấn Phát ở phường Tân Thuận, quận 7 bị nhấn chìm trong nước với chiều dài hàng km. Nhiều vị trí nước ngập sâu tới gần 0,5m và tràn vào nhiều nhà dân sinh sống hai bên đường.
Do triều cường xảy ra vào đúng điểm tan tầm nên nhiều tuyến đường bị ngập nước đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ. Hàng trăm phương tiện xe máy trong quá trình lưu thông đã bị chết máy.
Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh, đỉnh triều cường do được lúc 17 giờ 30 ngày 27/10 trên sông Sài Gòn đạt mức 1,55m. Triều cường đã làm ngập gần 20 tuyến đường.
Khoảng 5 giờ 30 ngày 27/10, triều cường lên cao đã làm vỡ một đoạn bờ bao thuộc nhánh sông Sài Gòn nằm trên khu vực đường số 6, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo một số người dân, đoạn bờ bao bị vỡ dài khoảng 3m, hàng chục căn nhà đã bị chìm sâu trong nước gần 1m. Ngay sau khi bờ bao bị vỡ, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng tại chỗ tiến hành khắc phục hậu quả.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, tình hình triều cường cuối tháng 10 hiện đang diễn biến rất phức tạp. Mực nước thực đo vào sáng ngày 27/10 tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) là 1,51m, trên mức báo động cấp 3.
Dự báo đỉnh đợt triều cường có mực nước tại trạm Phú An sẽ lên cao đến 1,57m vào ngày 28/10. Đây là mức triều cường cao hơn so với đỉnh triều lịch sử xảy ra tháng 11/2009 là 1,56m./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)