Chiều 19/10, do ảnh hưởng của triều cường lên cao vượt mức báo động III, đạt mức 1,59m đã làm cho nhiều khu vực trũng thấp và nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân.
Cũng do ảnh hưởng của triều cường, sáng 19/10, một đoạn bờ bao ở phường 28, quận Bình Thạnh bị vỡ gây ngập cho hàng chục căn nhà của người dân.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước đỉnh triều cường chiều 19/10 trên sông Sài Gòn đo được tại trạm Phú An đã đạt mức 1,59m.
Với mức nước lên cao như trên, nhiều tuyến đường ở các khu vực quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 8, Quận 2… đã bị ngập sâu trong nước. Cụ thể như đường Lương Định Của ( quận 2), đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm đến đường Trần Não đã ngập sâu từ 30-50cm; đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) đoạn từ ngã tư Bình Triệu đến chợ Thủ Đức và các tuyến đường nhánh ở khu vực này cũng bị ngập nước từ 30-40cm, giao thông tê liệt; trên tuyến đường Phạm Thế Hiển (phường 7), bến Phú Định, Bình Đông thuộc Quận 8 cũng bị ngập sâu trong nước...
Vào rạng sáng 19/10, do triều cường lên cao đạt mức 1,58 cũng đã làm cho một đoạn tường bao ở hẻm 319 Bình Qưới, phường 28, quận Bình Thạnh bị vỡ, khiến nước tràn vào gây ngập cho gần 30 hộ dân sinh sống trong khu vực.
Theo các hộ dân, sự cố xảy ra vào lúc 4 giờ sáng (đây là lúc đỉnh triều lên cao nhất trong ngày 19/10) đã làm một bức tường chắn nước cao hơn 1m, dài khoảng 10m bất ngờ bị vỡ, nước tràn vào khu vực dân cư gây ngập sâu gần 1m. Do xảy ra bất ngờ nên hầu hết các hộ dân đều bị thiệt hại lớn về tài sản do không di dời kịp.
[TP.HCM ứng phó đợt triều cường vượt báo động III]
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng đến hiện trường để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, nhanh chóng gia cố khu vực tường bao bị bể để phòng ngừa các đợt triều cường tiếp theo.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố, quận Bình Thạnh và các đơn vị liên quan đã điều động máy đến hiện trường để bơm hút nước, tạo điều kiện nhanh chóng cho người dân về nhà dọn dẹp, ổn định cuộc sống. Đến trưa 19/10, việc gia cố vị trí bị vỡ cơ bản đã hoàn thành, người dân trở về nhà.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, triều cường sẽ tiếp tục lên cao và duy trì ở mức cao trong nhiều ngày tới trên hệ thống sông và kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể vào ngày 20/10, mực mước đỉnh triều trên sông Sài Gòn sẽ đạt đỉnh tới 1,62m, đến ngày 21/10 sẽ ở mức 1,59m và sau đó giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong vài ngày.
Trước diễn biến phức tạp này, ngày 19/10, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và các quận huyện khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với đợt triều cường lên cao này./.
Cũng do ảnh hưởng của triều cường, sáng 19/10, một đoạn bờ bao ở phường 28, quận Bình Thạnh bị vỡ gây ngập cho hàng chục căn nhà của người dân.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước đỉnh triều cường chiều 19/10 trên sông Sài Gòn đo được tại trạm Phú An đã đạt mức 1,59m.
Với mức nước lên cao như trên, nhiều tuyến đường ở các khu vực quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Quận 8, Quận 2… đã bị ngập sâu trong nước. Cụ thể như đường Lương Định Của ( quận 2), đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm đến đường Trần Não đã ngập sâu từ 30-50cm; đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) đoạn từ ngã tư Bình Triệu đến chợ Thủ Đức và các tuyến đường nhánh ở khu vực này cũng bị ngập nước từ 30-40cm, giao thông tê liệt; trên tuyến đường Phạm Thế Hiển (phường 7), bến Phú Định, Bình Đông thuộc Quận 8 cũng bị ngập sâu trong nước...
Vào rạng sáng 19/10, do triều cường lên cao đạt mức 1,58 cũng đã làm cho một đoạn tường bao ở hẻm 319 Bình Qưới, phường 28, quận Bình Thạnh bị vỡ, khiến nước tràn vào gây ngập cho gần 30 hộ dân sinh sống trong khu vực.
Theo các hộ dân, sự cố xảy ra vào lúc 4 giờ sáng (đây là lúc đỉnh triều lên cao nhất trong ngày 19/10) đã làm một bức tường chắn nước cao hơn 1m, dài khoảng 10m bất ngờ bị vỡ, nước tràn vào khu vực dân cư gây ngập sâu gần 1m. Do xảy ra bất ngờ nên hầu hết các hộ dân đều bị thiệt hại lớn về tài sản do không di dời kịp.
[TP.HCM ứng phó đợt triều cường vượt báo động III]
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng đến hiện trường để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, nhanh chóng gia cố khu vực tường bao bị bể để phòng ngừa các đợt triều cường tiếp theo.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố, quận Bình Thạnh và các đơn vị liên quan đã điều động máy đến hiện trường để bơm hút nước, tạo điều kiện nhanh chóng cho người dân về nhà dọn dẹp, ổn định cuộc sống. Đến trưa 19/10, việc gia cố vị trí bị vỡ cơ bản đã hoàn thành, người dân trở về nhà.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ, triều cường sẽ tiếp tục lên cao và duy trì ở mức cao trong nhiều ngày tới trên hệ thống sông và kênh rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể vào ngày 20/10, mực mước đỉnh triều trên sông Sài Gòn sẽ đạt đỉnh tới 1,62m, đến ngày 21/10 sẽ ở mức 1,59m và sau đó giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong vài ngày.
Trước diễn biến phức tạp này, ngày 19/10, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và các quận huyện khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với đợt triều cường lên cao này./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)