Sau nhiều năm "cấm cửa" đối với nhiều loại thực phẩm của Mỹ, liệu hiện nay châu Âu có chấp thuận một Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Washington, để mở cửa cho các nông phẩm biến đổi gen và gà được làm sạch bằng clo, tiếp cận thị trường châu Âu hay không?
Đây vẫn là một trong những câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, trong bối cảnh hai bờ Đại Tây Dương đang mong mỏi thúc đẩy xuất khẩu, để trợ giúp nền kinh tế, thông qua việc cân nhắc khởi động FTA song phương vào năm 2013.
Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và EU được đánh giá là lớn nhất thế giới và cũng là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên đạt trên 600 tỷ USD/năm.
Các công ty Mỹ đã đầu tư khoảng 1.900 tỷ USD vào sản xuất, phân phối và một số hoạt động khác tại Liên minh châu Âu (EU), lớn hơn nhiều so với khoản đầu tư vào Trung Quốc hay bất kỳ nước nào trên thế giới. Ở chiều ngược lại, các công ty châu Âu đầu tư khoảng 1.600 tỷ USD vào Mỹ.
Ủy viên Thương mại EU, Karel De Gucht, đánh giá đàm phán FTA Mỹ - EU là một con đường không hề dễ dàng, song triển vọng khá sáng sủa.
Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo châu Âu đã thiết lập một nhóm công tác cấp cao, để xem xét về việc khởi động FTA. Báo cáo cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng này, song có thể bị trì hoãn sang tháng sau, do kỳ nghỉ Giáng sinh.
Ý tưởng về FTA giữa Mỹ và EU đã được bàn luận từ nhiều thập niên qua, song vẫn chưa được tiến hành bởi hai bên còn bất đồng về vấn đề nông nghiệp và lo ngại các vòng đàm phán song phương sẽ tác động tiêu cực đến các cuộc thương lượng thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, thuế mà EU và Mỹ đánh vào hàng hóa nhập khẩu của hai bên đang ở mức khá thấp, gây ra một số vấn đề trong việc đàm phán để gỡ bỏ hàng rào thuế. Ngoài ra, những khác biệt về quy định cũng gây thêm nhiều khó khăn khác.
Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ vẫn không được chào đón tại thị trường châu Âu, mặc dù Mỹ đưa ra những bằng chứng chứng tỏ đây là những thực phẩm an toàn.
Phó Chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ, Peter Chase nhận định thực phẩm biến đổi gien là một trong những vẫn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa Mỹ và EU, song quan niệm về sản phẩm biến đổi gen tại châu Âu đang dần dần thay đổi, trong bối cảnh người nông dân khu vực này cũng cần đến những tiến bộ về khoa học để thúc đẩy sản xuất./.
Đây vẫn là một trong những câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, trong bối cảnh hai bờ Đại Tây Dương đang mong mỏi thúc đẩy xuất khẩu, để trợ giúp nền kinh tế, thông qua việc cân nhắc khởi động FTA song phương vào năm 2013.
Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và EU được đánh giá là lớn nhất thế giới và cũng là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất. Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên đạt trên 600 tỷ USD/năm.
Các công ty Mỹ đã đầu tư khoảng 1.900 tỷ USD vào sản xuất, phân phối và một số hoạt động khác tại Liên minh châu Âu (EU), lớn hơn nhiều so với khoản đầu tư vào Trung Quốc hay bất kỳ nước nào trên thế giới. Ở chiều ngược lại, các công ty châu Âu đầu tư khoảng 1.600 tỷ USD vào Mỹ.
Ủy viên Thương mại EU, Karel De Gucht, đánh giá đàm phán FTA Mỹ - EU là một con đường không hề dễ dàng, song triển vọng khá sáng sủa.
Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo châu Âu đã thiết lập một nhóm công tác cấp cao, để xem xét về việc khởi động FTA. Báo cáo cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng này, song có thể bị trì hoãn sang tháng sau, do kỳ nghỉ Giáng sinh.
Ý tưởng về FTA giữa Mỹ và EU đã được bàn luận từ nhiều thập niên qua, song vẫn chưa được tiến hành bởi hai bên còn bất đồng về vấn đề nông nghiệp và lo ngại các vòng đàm phán song phương sẽ tác động tiêu cực đến các cuộc thương lượng thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, thuế mà EU và Mỹ đánh vào hàng hóa nhập khẩu của hai bên đang ở mức khá thấp, gây ra một số vấn đề trong việc đàm phán để gỡ bỏ hàng rào thuế. Ngoài ra, những khác biệt về quy định cũng gây thêm nhiều khó khăn khác.
Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ vẫn không được chào đón tại thị trường châu Âu, mặc dù Mỹ đưa ra những bằng chứng chứng tỏ đây là những thực phẩm an toàn.
Phó Chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ, Peter Chase nhận định thực phẩm biến đổi gien là một trong những vẫn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa Mỹ và EU, song quan niệm về sản phẩm biến đổi gen tại châu Âu đang dần dần thay đổi, trong bối cảnh người nông dân khu vực này cũng cần đến những tiến bộ về khoa học để thúc đẩy sản xuất./.
Trà My (TTXVN)