Những con chuột gai châu Phi (spiny mice) có thể tái tạo phần da và thịt bị mất mà không để lại sẹo, mang lại hy vọng tìm ra những phương pháp tái tạo tế bào bị mất và các bộ phận trên cơ thể người.
Theo một nghiên cứu công bố trên số mới nhất của tạp chí Tự nhiên, một số con chuột gai châu Phi tuy đã bị mất tới 60% vùng da ở lưng nhưng chỗ da đó đã nhanh chóng liền lại và tiếp tục mọc lông thay vì để lại vết sẹo.
Không giống với thằn lằn có thể mọc lại đuôi và kỳ nhông có thể mọc lại chân bị chặt đứt, con người và các loài động vật có vú khác thường làm liền vết thương bằng những tế bào sẹo.
Tiến sĩ Ashley Seifert tại Đại học Florida, Mỹ và các đồng nghiệp cho biết quá trình tái tạo tế bào làm liền vết thương trên những con chuột gai châu Phi tương tự với quá trình mọc lại chân của kỳ nhông.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy những con chuột này sản sinh ra một "đầu mối tái tạo" được biết đến như một mầm gốc để làm lành vết thương. Chính những tế bào gốc này cũng được kỳ nhông sử dụng để khôi phục các bộ phận cơ thể bị mất.
Ông Seifert nói rằng một trong những nguyên nhân chính khiến con người hay động vật có vú gặp trở ngại trong việc tái tạo các bộ phận trên cơ thể là do không thể tạo ra được mầm gốc. Ông hy vọng nghiên cứu này có thể góp phần tìm ra những phương pháp điều trị mới cho phép con người tái tạo tế bào theo những cách mới./.
Theo một nghiên cứu công bố trên số mới nhất của tạp chí Tự nhiên, một số con chuột gai châu Phi tuy đã bị mất tới 60% vùng da ở lưng nhưng chỗ da đó đã nhanh chóng liền lại và tiếp tục mọc lông thay vì để lại vết sẹo.
Không giống với thằn lằn có thể mọc lại đuôi và kỳ nhông có thể mọc lại chân bị chặt đứt, con người và các loài động vật có vú khác thường làm liền vết thương bằng những tế bào sẹo.
Tiến sĩ Ashley Seifert tại Đại học Florida, Mỹ và các đồng nghiệp cho biết quá trình tái tạo tế bào làm liền vết thương trên những con chuột gai châu Phi tương tự với quá trình mọc lại chân của kỳ nhông.
Các cuộc thử nghiệm cho thấy những con chuột này sản sinh ra một "đầu mối tái tạo" được biết đến như một mầm gốc để làm lành vết thương. Chính những tế bào gốc này cũng được kỳ nhông sử dụng để khôi phục các bộ phận cơ thể bị mất.
Ông Seifert nói rằng một trong những nguyên nhân chính khiến con người hay động vật có vú gặp trở ngại trong việc tái tạo các bộ phận trên cơ thể là do không thể tạo ra được mầm gốc. Ông hy vọng nghiên cứu này có thể góp phần tìm ra những phương pháp điều trị mới cho phép con người tái tạo tế bào theo những cách mới./.
Huy Lê (Vietnam+)