Dầu ngọt nhẹ lùi dần về phía 108 USD/thùng trên thị trường châu Á phiên 28/2, khi triển vọng nhu cầu yếu làm mờ đi nỗi lo nguồn cung gián đoạn từ Iran liên quan đến căng thẳng leo thang giữa quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới này với các cường quốc phương Tây vì chương trình hạt nhân.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2012 giảm 50 xu xuống 108,06 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 62 xu còn 123,55 USD/thùng. Cùng với dầu thô, giá các sản phẩm dầu mỏ khác cũng giảm giá, trong đó giá dầu sưởi ấm giảm 1 xu xuống 3,27 USD/gallon và giá xăng dừng ở mức 3,3 USD/gallon.
Các quốc gia phương Tây lo ngại Iran bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân và họ đang nỗ lực để có thể cử thanh tra quốc tế đến giám sát tại các cơ sở hạt nhân tại quốc gia này. Về phần mình, Iran bác bỏ mọi cáo buộc sở hữu vũ khí hạt nhân và dọa ngừng cung cấp dầu mỏ để đáp trả các động thái mang tính trừng phạt Iran của các nước phương Tây.
Bất chấp căng thẳng leo thang này, giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn đi xuống trong hai phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á vì theo giới phân tích, Iran sẽ không có lợi gì nếu phong tỏa Eo biển Hormuz - tuyến đường trung chuyển 1/5 lượng dầu mỏ xuất khẩu của cả thế giới mỗi ngày. Trong khi đó, bất ổn kinh tế tại châu Âu và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế toàn cầu đang "phủ bóng đen" lên triển vọng tiêu thụ dầu mỏ của cả thế giới.
Trong báo cáo mới nhất, các nhà phân tích thuộc Capital Economics tiếp tục dự báo giá dầu sẽ giảm mạnh trong năm nay vì nỗi lo nguồn cung không thể vượt qua thực tế tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới nói chung, trong bối cảnh châu Âu đang "chìm ngập" trong cuộc khủng hoảng nợ công chưa có hồi kết.
Cũng theo các nhà phân tích thuộc Capital Economics, thông báo sắp tới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Mỹ cũng có thể gây sức ép giảm giá lên mặt hàng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ khác. IEA đã bơm dầu từ kho dự trữ như họ đã làm hồi tháng 6/2011 để ngăn chặn "cơn sốt" giá dầu trên thị trường. Bằng cách này, giá dầu Brent có thể giảm nhanh khoảng 10 USD/thùng trong thời gian tới.
Giới kinh doanh đang dõi theo diễn biến tại châu Âu để đưa ra quyết định buôn bán "vàng đen". Ngày 27/2, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng cho vay ngân hàng trong lĩnh vực tư nhân tại châu Âu vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. ECB đang chuẩn bị trong tuần này sẽ cho các ngân hàng trong khu vực vay vốn với lãi suất thấp đợt hai nhằm tránh tình trạng đổ vỡ tín dụng.
Đêm trước tại thị trường phương Tây, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2012 tại New York đã giảm 1,21 USD xuống 108,56 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại Luân Đôn cũng giảm 1,3 USD còn 124,17 USD/thùng, sau khi các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm 20 Nước công nghiệp phát triển và đang nổi (G20) cuối tuần trước từ chối đóng góp thêm tài chính cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cứu trợ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)./.
Chiều cùng ngày trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2012 giảm 50 xu xuống 108,06 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 62 xu còn 123,55 USD/thùng. Cùng với dầu thô, giá các sản phẩm dầu mỏ khác cũng giảm giá, trong đó giá dầu sưởi ấm giảm 1 xu xuống 3,27 USD/gallon và giá xăng dừng ở mức 3,3 USD/gallon.
Các quốc gia phương Tây lo ngại Iran bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân và họ đang nỗ lực để có thể cử thanh tra quốc tế đến giám sát tại các cơ sở hạt nhân tại quốc gia này. Về phần mình, Iran bác bỏ mọi cáo buộc sở hữu vũ khí hạt nhân và dọa ngừng cung cấp dầu mỏ để đáp trả các động thái mang tính trừng phạt Iran của các nước phương Tây.
Bất chấp căng thẳng leo thang này, giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn đi xuống trong hai phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á vì theo giới phân tích, Iran sẽ không có lợi gì nếu phong tỏa Eo biển Hormuz - tuyến đường trung chuyển 1/5 lượng dầu mỏ xuất khẩu của cả thế giới mỗi ngày. Trong khi đó, bất ổn kinh tế tại châu Âu và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tới nền kinh tế toàn cầu đang "phủ bóng đen" lên triển vọng tiêu thụ dầu mỏ của cả thế giới.
Trong báo cáo mới nhất, các nhà phân tích thuộc Capital Economics tiếp tục dự báo giá dầu sẽ giảm mạnh trong năm nay vì nỗi lo nguồn cung không thể vượt qua thực tế tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới nói chung, trong bối cảnh châu Âu đang "chìm ngập" trong cuộc khủng hoảng nợ công chưa có hồi kết.
Cũng theo các nhà phân tích thuộc Capital Economics, thông báo sắp tới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Mỹ cũng có thể gây sức ép giảm giá lên mặt hàng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ khác. IEA đã bơm dầu từ kho dự trữ như họ đã làm hồi tháng 6/2011 để ngăn chặn "cơn sốt" giá dầu trên thị trường. Bằng cách này, giá dầu Brent có thể giảm nhanh khoảng 10 USD/thùng trong thời gian tới.
Giới kinh doanh đang dõi theo diễn biến tại châu Âu để đưa ra quyết định buôn bán "vàng đen". Ngày 27/2, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho rằng cho vay ngân hàng trong lĩnh vực tư nhân tại châu Âu vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. ECB đang chuẩn bị trong tuần này sẽ cho các ngân hàng trong khu vực vay vốn với lãi suất thấp đợt hai nhằm tránh tình trạng đổ vỡ tín dụng.
Đêm trước tại thị trường phương Tây, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4/2012 tại New York đã giảm 1,21 USD xuống 108,56 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại Luân Đôn cũng giảm 1,3 USD còn 124,17 USD/thùng, sau khi các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm 20 Nước công nghiệp phát triển và đang nổi (G20) cuối tuần trước từ chối đóng góp thêm tài chính cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cứu trợ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)./.
Trang Nhung (TTXVN)