Tiếp nối màu xanh phiên trước (28/11) trên các sàn chứng khoán Âu, Mỹ, chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 29/11 cũng đồng loạt đi lên, nhờ hy vọng nước Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận về vấn đề "vách đá tài khóa."
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu đã giảm khá sâu trong nhiều phiên liên tiếp đi xuống trước đó đã kích thích hoạt động mua vào của giới đầu tư, và lực cầu mạnh mẽ đã góp phần nâng giá cổ phiếu tăng lên.
Các đồng tiền mang tính rủi ro cao cũng tăng lên trong phiên này khi thị trường hy vọng các nhà lập pháp Mỹ ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện sẽ đạt được đồng thuận nhằm khai thông những bế tắc về ngân sách của nước Mỹ, qua đó tránh được "vách đá tài khóa" - với việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu, được cho là có nguy cơ đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi trở lại suy thoái.
Các nhà đầu tư đang dồn chú ý vào nước Mỹ sau khi các quan chức ở cả hai đảng trong mấy ngày gần đây liên tục đưa ra những phát biểu đầy lạc quan về việc lưỡng viện Quốc hội Mỹ có thể sẽ sớm đạt được tiếng nói chung về vấn đề ngân sách cho tài khóa tới, có thể sẽ vào trước dịp Lễ Giáng sinh.
Đóng cửa phiên 29/11, màu xanh gần như bao phủ trên hầu khắp các bảng điện tử trong khu vực, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tiến thêm 0,99% (92,53 điểm) lên 9.400,88 điểm; Hang Seng của Hong Kong ghi thêm 0,99% (213,91 điểm) lên 21.922,89 điểm; KOSPI của Hàn Quốc vọt 1,15% (22,07 điểm) lên 1.934,85 điểm; A&P/ASX200 của Australia có thêm 0,68% (30,04 điểm) lên 4.477,7 điểm và Weighted của Đài Loan cũng tăng 0,92% (68,62 điểm) lên 7.503,55 điểm.
Chỉ có chứng khoán Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải để mất 0,51% (10,04 điểm) xuống 1.963,49 điểm.
Đêm trước (28/11), tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng khởi sắc đi lên nhờ những phát biểu của các chính trị gia nước này về khả năng lưỡng viện Quốc hội có thể đạt được nhất trí trong việc ngăn chặn việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trong tài khóa tới.
Tâm lý lạc quan còn lan rộng trên thị trường sau khi báo cáo trong cuốn "Sách Be" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết hoạt động kinh doanh tại Mỹ đang trên đà gia tăng.
Đóng cửa phiên 28/11, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 106,98 điểm (0,83%) lên 12.985,11 điểm; S&P 500 tiến 10,99 điểm (0,79%) lên 1.409,93 điểm; trong khi Nasdaq Composite thêm 23,99 điểm (0,81%) lên 2.991,78 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng bao phủ một màu xanh nhờ hiệu ứng tích cực từ chứng khoán Mỹ, cùng việc các bộ trưởng tài chính Eurozone và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đạt được thỏa thuận mới về kế hoạch giải ngân gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, với FTSE 100 của Anh tiến nhẹ 0,06% lên 5.803,28 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,15% lên 7.343,41 điểm và CAC 40 của Pháp có thêm 0,37% lên 3.515,19 điểm./.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu đã giảm khá sâu trong nhiều phiên liên tiếp đi xuống trước đó đã kích thích hoạt động mua vào của giới đầu tư, và lực cầu mạnh mẽ đã góp phần nâng giá cổ phiếu tăng lên.
Các đồng tiền mang tính rủi ro cao cũng tăng lên trong phiên này khi thị trường hy vọng các nhà lập pháp Mỹ ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện sẽ đạt được đồng thuận nhằm khai thông những bế tắc về ngân sách của nước Mỹ, qua đó tránh được "vách đá tài khóa" - với việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu, được cho là có nguy cơ đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi trở lại suy thoái.
Các nhà đầu tư đang dồn chú ý vào nước Mỹ sau khi các quan chức ở cả hai đảng trong mấy ngày gần đây liên tục đưa ra những phát biểu đầy lạc quan về việc lưỡng viện Quốc hội Mỹ có thể sẽ sớm đạt được tiếng nói chung về vấn đề ngân sách cho tài khóa tới, có thể sẽ vào trước dịp Lễ Giáng sinh.
Đóng cửa phiên 29/11, màu xanh gần như bao phủ trên hầu khắp các bảng điện tử trong khu vực, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tiến thêm 0,99% (92,53 điểm) lên 9.400,88 điểm; Hang Seng của Hong Kong ghi thêm 0,99% (213,91 điểm) lên 21.922,89 điểm; KOSPI của Hàn Quốc vọt 1,15% (22,07 điểm) lên 1.934,85 điểm; A&P/ASX200 của Australia có thêm 0,68% (30,04 điểm) lên 4.477,7 điểm và Weighted của Đài Loan cũng tăng 0,92% (68,62 điểm) lên 7.503,55 điểm.
Chỉ có chứng khoán Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải để mất 0,51% (10,04 điểm) xuống 1.963,49 điểm.
Đêm trước (28/11), tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng khởi sắc đi lên nhờ những phát biểu của các chính trị gia nước này về khả năng lưỡng viện Quốc hội có thể đạt được nhất trí trong việc ngăn chặn việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trong tài khóa tới.
Tâm lý lạc quan còn lan rộng trên thị trường sau khi báo cáo trong cuốn "Sách Be" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết hoạt động kinh doanh tại Mỹ đang trên đà gia tăng.
Đóng cửa phiên 28/11, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tăng 106,98 điểm (0,83%) lên 12.985,11 điểm; S&P 500 tiến 10,99 điểm (0,79%) lên 1.409,93 điểm; trong khi Nasdaq Composite thêm 23,99 điểm (0,81%) lên 2.991,78 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng bao phủ một màu xanh nhờ hiệu ứng tích cực từ chứng khoán Mỹ, cùng việc các bộ trưởng tài chính Eurozone và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đạt được thỏa thuận mới về kế hoạch giải ngân gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, với FTSE 100 của Anh tiến nhẹ 0,06% lên 5.803,28 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,15% lên 7.343,41 điểm và CAC 40 của Pháp có thêm 0,37% lên 3.515,19 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)