Triển lãm "Tài liệu Hán-Nôm, bản gốc và bản số hóa, phục chế," tổ chức từ ngày 14-19/6, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế; thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhân dân và khách du lịch đến xem.
Triển lãm đã giới thiệu hơn 100 bản sắc, chế gốc và phục chế; hơn 200 văn bản là các loại giấy khen, văn bằng chứng nhận, gia phả họ tộc... trong số 105.000 trang tư liệu Hán-Nôm; bao gồm văn bản pháp luật, hành chính, đất đai, giáo dục, văn học, gia phả... in trên giấy, đồng, lụa... do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên-Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, nghiên cứu, phục chế và số hóa trong vòng năm năm qua tại Thừa Thiên-Huế.
Trong số các loại văn bản Hán-Nôm trên có sắc phong các loại, chiếu chỉ, sách thuốc quý hiếm của Ngự y; sách học của giám sinh trường Quốc Tử Giám, bài thi Hương và các loại văn bản, khế ước mua bán đất đai... được sao chụp trực tiếp từ các văn bản gốc lưu trữ tại các dòng họ, các làng có niên đại từ thời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh đời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn.
Tại triển lãm, Ban tổ chức còn trao tặng ấn phẩm lưu niệm và đĩa CD-ROM tư liệu Hán Nôm điện tử cho các dòng họ và cá nhân đã tích cực tham gia cung cấp, sưu tầm tư liệu phục vụ công tác số hóa. Tiêu biểu trong số đó là sắc phong thành hoàng làng Lương Quán thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế. Đình làng Lương Quán trước đây có hai bảo vật đó là chiếc lư hương tạm xác định có niên đại từ thời Lê-Mạc và hòm bộ của làng gồm 9 sắc phong và một số văn bản có giá trị khác. Hơn 10 năm trước, 9 sắc phong trong hòm bộ của làng đã bị thất lạc.
Đầu tháng 3/2012, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một bản gốc sắc phong của vị thành hoàng làng Lương Quán tại một tư gia ở thành phố, qua xác minh nguồn gốc và sưu tầm cuối cùng thư viện đã tặng lại bản gốc sắc phong cho làng Lương Quán...
Triển lãm này nhằm giới thiệu đến công chúng những tài liệu quý hiếm đã được các thư viện sưu tầm, xử lý biên mục, lưu trữ, số hóa nhằm phục vụ tra cứu của bạn đọc và các nhà nghiên cứu.../.
Triển lãm đã giới thiệu hơn 100 bản sắc, chế gốc và phục chế; hơn 200 văn bản là các loại giấy khen, văn bằng chứng nhận, gia phả họ tộc... trong số 105.000 trang tư liệu Hán-Nôm; bao gồm văn bản pháp luật, hành chính, đất đai, giáo dục, văn học, gia phả... in trên giấy, đồng, lụa... do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên-Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, nghiên cứu, phục chế và số hóa trong vòng năm năm qua tại Thừa Thiên-Huế.
Trong số các loại văn bản Hán-Nôm trên có sắc phong các loại, chiếu chỉ, sách thuốc quý hiếm của Ngự y; sách học của giám sinh trường Quốc Tử Giám, bài thi Hương và các loại văn bản, khế ước mua bán đất đai... được sao chụp trực tiếp từ các văn bản gốc lưu trữ tại các dòng họ, các làng có niên đại từ thời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh đời Lê, thời Tây Sơn và thời Nguyễn.
Tại triển lãm, Ban tổ chức còn trao tặng ấn phẩm lưu niệm và đĩa CD-ROM tư liệu Hán Nôm điện tử cho các dòng họ và cá nhân đã tích cực tham gia cung cấp, sưu tầm tư liệu phục vụ công tác số hóa. Tiêu biểu trong số đó là sắc phong thành hoàng làng Lương Quán thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế. Đình làng Lương Quán trước đây có hai bảo vật đó là chiếc lư hương tạm xác định có niên đại từ thời Lê-Mạc và hòm bộ của làng gồm 9 sắc phong và một số văn bản có giá trị khác. Hơn 10 năm trước, 9 sắc phong trong hòm bộ của làng đã bị thất lạc.
Đầu tháng 3/2012, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một bản gốc sắc phong của vị thành hoàng làng Lương Quán tại một tư gia ở thành phố, qua xác minh nguồn gốc và sưu tầm cuối cùng thư viện đã tặng lại bản gốc sắc phong cho làng Lương Quán...
Triển lãm này nhằm giới thiệu đến công chúng những tài liệu quý hiếm đã được các thư viện sưu tầm, xử lý biên mục, lưu trữ, số hóa nhằm phục vụ tra cứu của bạn đọc và các nhà nghiên cứu.../.
Quốc Việt (TTXVN)