Triển lãm Thiên Quang: Lung linh "đặc sản" Hà Nội dưới ánh sáng đẹp mắt

Mỗi tác phẩm đều lấy cảm hứng từ những tinh hoa văn hóa, nghề truyền thống, các họa tiết mỹ thuật... trong vốn cổ của cha ông trên đất Thăng Long xưa, được soi chiếu dưới ánh sáng của đất trời.
Từ ngày 22/12 đến hết 25/4/2025 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám diễn ra triển lãm "Dấu ấn văn hiến xưa." Ở lần thứ ba tổ chức, chủ đề triển lãm là "Thiên Quang," lấy theo tên của giếng Thiên Quang trong khuôn viên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nằm ở trung tâm di tích, gần loạt bia tiến sỹ và Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang được coi như mạch nguồn linh thiêng của đất trời. (Ảnh: Vietnam+)
Đây được coi là mạch nguồn đã sản sinh ra những gì tinh hoa nhất của Thăng Long và là câu chuyện xương sống để nhóm 9 nghệ sỹ sáng tác. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tác phẩm ở trung tâm có tên "Giếng Thiên Quang ở Văn Miếu." (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đây là một chiếc đèn lớn được trang trí nhiều hoa văn cổ, hình ảnh khắc họa các nghề truyền thống như nghề đúc, nghề rèn, chế tác bạc, thêu thùa, đúc đồng, nghề vàng mã, khắc con dấu... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Dễ nhận biết ra nhất là hình tượng cầu Long Biên trên tác phẩm "Nghề phố," thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghề truyền thống, văn hóa và lịch sử của Thăng Long xưa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Bên phải tác phẩm là những hình ảnh về nghề rèn, họa tiết mây, vốn cổ. Bên trái là các nghề xưa như đục đá, nghề mộc, đan lọng, làm đèn lồng... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
"Màu thời gian" - tác phẩm đèn và chất liệu mica, chất liệu tổng hợp, được tạo hình như ngọn lửa, ý nói đây là sự khởi nguồn, bắt đầu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Những mô tả nghề nung, nghề gốm nổi bật trên tác phẩm này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tác phẩm gỗ, sơn màu, lụa và sắp xếp ánh sáng "Giọt hạnh tơ vàng" là câu chuyện về làng nghề trồng dâu nuôi tằm, lụa, gợi liên tưởng đến người phụ nữ và những phẩm hạnh xưa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Lụa xuất xứ Hà Đông, được sắp đặt như cánh buồm phủ đầy ánh trăng vàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
3 trong số 5 tác phẩm "Ánh sắc thời gian" - loạt tranh trên mâm nhôm, lấy cảm hứng từ số 5 của triết lý Ngũ hành. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
"Thiên Quang" là loạt tác phẩm nhựa composite đổ khuôn vào các ốp điện thoại với ý nghĩa: Để các vốn cổ của cha ông luôn được ở gần mỗi người. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
"Chạm" - tác phẩm mang tạo hình những hạt thóc, trên đó khắc họa những hình ảnh biểu tượng văn hóa nổi bật trong không gian Thăng Long xưa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục