Sáng 1/10, Triển lãm Sinh vật cảnh các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã chính thức khai mạc tại khu văn hóa Đền Trần, thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) do Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phối hợp với tỉnh Nam Định tổ chức.
Triển lãm quy tụ các hội, làng nghề, nghệ nhân sinh vật cảnh đến từ 10 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam và Nam Định, với sản phẩm trưng bày chủ yếu là cây cảnh các loại, đá cảnh nghệ thuật và gỗ lũa nghệ thuật.
Triển lãm kéo dài đến ngày 10/10, nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng đại lễ 750 năm Thiên Trường Nam Định, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng, Nhà nước trao tặng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Đây cũng là dịp quảng bá thương hiệu sinh vật cảnh của các tỉnh trong vùng nói chung và Nam Định nói riêng; tôn vinh các nghệ nhân, giá trị các sản phẩm nghệ thuật và làng nghề sinh vật cảnh truyền thống; là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân và những người yêu sinh vật cảnh.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đỗ Phượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam đã biểu dương và đánh giá cao nỗ lực tham gia của các đoàn, hội, đặc biệt là những nghệ nhân ở tỉnh xa, đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục quan tâm để phát triển hơn nữa lĩnh vực sinh vật cảnh vốn có hơn 800 tuổi ở tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng này.
Từ ngàn xưa, cây cảnh nghệ thuật nói riêng và nghệ thuật sinh vật cảnh nói chung đã đi vào cuộc sống như một "mỹ tục", một thứ chơi tao nhã thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Các thế hệ cha ông xưa đã biết gửi gắm tâm hồn, tình cảm, ý tưởng và kiến thức thẩm mỹ vào từng thân cây, hòn đá, con cá, thanh gỗ... để làm tăng thêm giá trị cuộc sống. Nghệ thuật sinh vật cảnh là hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo và tính triết học sâu sắc.
Mỗi tác phẩm sinh vật cảnh được tạo ra là một công trình nghệ thuật thể hiện sức sáng tạo, niềm đam mê, tính kiên nhẫn của nghệ nhân trong quá trình lao động, là sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lĩnh vực sinh vật cảnh, đặc biệt là cây cảnh nghệ thuật của Nam Định đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển của địa phương./.
Triển lãm quy tụ các hội, làng nghề, nghệ nhân sinh vật cảnh đến từ 10 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam và Nam Định, với sản phẩm trưng bày chủ yếu là cây cảnh các loại, đá cảnh nghệ thuật và gỗ lũa nghệ thuật.
Triển lãm kéo dài đến ngày 10/10, nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng đại lễ 750 năm Thiên Trường Nam Định, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng, Nhà nước trao tặng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Đây cũng là dịp quảng bá thương hiệu sinh vật cảnh của các tỉnh trong vùng nói chung và Nam Định nói riêng; tôn vinh các nghệ nhân, giá trị các sản phẩm nghệ thuật và làng nghề sinh vật cảnh truyền thống; là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân và những người yêu sinh vật cảnh.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đỗ Phượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh Việt Nam đã biểu dương và đánh giá cao nỗ lực tham gia của các đoàn, hội, đặc biệt là những nghệ nhân ở tỉnh xa, đồng thời đề nghị lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục quan tâm để phát triển hơn nữa lĩnh vực sinh vật cảnh vốn có hơn 800 tuổi ở tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng này.
Từ ngàn xưa, cây cảnh nghệ thuật nói riêng và nghệ thuật sinh vật cảnh nói chung đã đi vào cuộc sống như một "mỹ tục", một thứ chơi tao nhã thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Các thế hệ cha ông xưa đã biết gửi gắm tâm hồn, tình cảm, ý tưởng và kiến thức thẩm mỹ vào từng thân cây, hòn đá, con cá, thanh gỗ... để làm tăng thêm giá trị cuộc sống. Nghệ thuật sinh vật cảnh là hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo và tính triết học sâu sắc.
Mỗi tác phẩm sinh vật cảnh được tạo ra là một công trình nghệ thuật thể hiện sức sáng tạo, niềm đam mê, tính kiên nhẫn của nghệ nhân trong quá trình lao động, là sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lĩnh vực sinh vật cảnh, đặc biệt là cây cảnh nghệ thuật của Nam Định đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển của địa phương./.
Nguyễn Trường (TTXVN)