Hơn 60 doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia đã tham gia triển lãm thương mại quốc tế chuyên ngành sản phẩm kỹ thuật, máy móc, hoá chất sản xuất giấy và bột giấy (Paper VietNam 2013), khai mạc ngày 6/6 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Triển lãm kéo dài đến ngày 8/6, trưng bày các sản phẩm thuộc các lĩnh vực máy móc và thiết bị dùng trong sản xuất giấy, nguyên phụ liệu, bột giấy, giấy thành phẩm, các sản phẩm từ giấy, hoá chất chức năng trong sản xuất giấy, các chất phụ gia, phẩm màu, chất làm dai bề mặt, chất kết dính (keo), hệ thống máy móc tự động hoá và hệ thống điều khiển lập trình bằng máy vi tính, thiết bị kỹ thuật, quy trình xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
Triển lãm cũng nhận được sự ủng hộ tích cực từ các Hiệp hội ngành giấy đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.
Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, việc triển lãm quốc tế ngành giấy lần thứ hai được tổ chức với quy mô lớn hơn lần đầu, với sự tham gia của doanh nghiệp từ nhiều nước có ngành giấy phát triển như Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đan Mạch, Malaysia, Séc, Trung Quốc chứng tỏ Ban tổ chức và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tin tưởng vào sự phát triển bền vững của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.
Điển hình là đầu tháng 5 vừa qua, công ty sản xuất giấy bao bì lớn nhất thế giới Nine Dragons Peper (Holdings) đã công bố sẽ lắp đặt một máy xeo mới tại công ty trách nhiệm hữu hạn xưởng giấy Chánh Dương, công ty con của Nine Dragons Peper với công suất 350.000 tấn/năm.
Cùng đó, một công ty sản xuất bột giấy lớn nhất thế giới đã đề xuất nghiêm túc xây dựng nhà máy sản xuất bột tại miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, còn có dự án sản xuất giấy của Lee & Man Paper Manufacturing Ltd đang được khẩn trương triển khai tại Hậu Giang.
Đặc biệt có rất nhiều công ty vừa công bố sẽ đầu tư xây dựng các dự án mới trong những năm tới đây. Do đó, thông qua triển lãm lần này, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận gần hơn với các nhà cung cấp khu vực và thế giới để phục vụ công việc sản xuất kinh doanh hiện tại và cho các dự án đầu tư tới đây.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết mặc dù thời gian qua nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành giấy Việt Nam vẫn sản xuất được trên 860 nghìn tấn giấy, tăng 4,68% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu gần 70.000 tấn, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2012.
Riêng về sản xuất bột giấy, năm 2012 là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam nắm vị trí xuất khẩu dăm mảnh lớn nhất thế giới với lượng dăm xuất khẩu đạt 6 triệu tấn.
Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thiện, điều chỉnh các cơ chế chính sách cũng như đưa ra những giải pháp hữu hiệu, mang tính lâu dài nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy và bột giấy.
Cụ thể, Bộ đang phối hợp với các Bộ ngành gấp rút hoàn thiện dự thảo chiến lược và quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2025 để trình Chính phủ phê duyệt./.
Triển lãm kéo dài đến ngày 8/6, trưng bày các sản phẩm thuộc các lĩnh vực máy móc và thiết bị dùng trong sản xuất giấy, nguyên phụ liệu, bột giấy, giấy thành phẩm, các sản phẩm từ giấy, hoá chất chức năng trong sản xuất giấy, các chất phụ gia, phẩm màu, chất làm dai bề mặt, chất kết dính (keo), hệ thống máy móc tự động hoá và hệ thống điều khiển lập trình bằng máy vi tính, thiết bị kỹ thuật, quy trình xử lý nhằm bảo vệ môi trường.
Triển lãm cũng nhận được sự ủng hộ tích cực từ các Hiệp hội ngành giấy đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.
Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, việc triển lãm quốc tế ngành giấy lần thứ hai được tổ chức với quy mô lớn hơn lần đầu, với sự tham gia của doanh nghiệp từ nhiều nước có ngành giấy phát triển như Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đan Mạch, Malaysia, Séc, Trung Quốc chứng tỏ Ban tổ chức và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tin tưởng vào sự phát triển bền vững của ngành giấy và bột giấy Việt Nam.
Điển hình là đầu tháng 5 vừa qua, công ty sản xuất giấy bao bì lớn nhất thế giới Nine Dragons Peper (Holdings) đã công bố sẽ lắp đặt một máy xeo mới tại công ty trách nhiệm hữu hạn xưởng giấy Chánh Dương, công ty con của Nine Dragons Peper với công suất 350.000 tấn/năm.
Cùng đó, một công ty sản xuất bột giấy lớn nhất thế giới đã đề xuất nghiêm túc xây dựng nhà máy sản xuất bột tại miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, còn có dự án sản xuất giấy của Lee & Man Paper Manufacturing Ltd đang được khẩn trương triển khai tại Hậu Giang.
Đặc biệt có rất nhiều công ty vừa công bố sẽ đầu tư xây dựng các dự án mới trong những năm tới đây. Do đó, thông qua triển lãm lần này, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận gần hơn với các nhà cung cấp khu vực và thế giới để phục vụ công việc sản xuất kinh doanh hiện tại và cho các dự án đầu tư tới đây.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết mặc dù thời gian qua nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành giấy Việt Nam vẫn sản xuất được trên 860 nghìn tấn giấy, tăng 4,68% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu gần 70.000 tấn, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2012.
Riêng về sản xuất bột giấy, năm 2012 là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam nắm vị trí xuất khẩu dăm mảnh lớn nhất thế giới với lượng dăm xuất khẩu đạt 6 triệu tấn.
Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thiện, điều chỉnh các cơ chế chính sách cũng như đưa ra những giải pháp hữu hiệu, mang tính lâu dài nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy và bột giấy.
Cụ thể, Bộ đang phối hợp với các Bộ ngành gấp rút hoàn thiện dự thảo chiến lược và quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2025 để trình Chính phủ phê duyệt./.
Uyên Hương (TTXVN)