Ngày 27/4, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức khai mạc Triển lãm các loại hình văn hoá làng nghề truyền thống của 4 dân tộc Kinh-Hoa-Chăm-Khmer vùng Nam Bộ.
Triển lãm có sự tham dự của 16 làng nghề truyền thống của 4 dân tộc Kinh-Hoa-Chăm-Khmer vùng Nam Bộ như: làng nghề đan móc, làng nghề đan lục bình (Cần Thơ), làng nghề chiếu Định Yên (Đồng Tháp), làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa (Bến Tre), làng nghề thủ công mỹ nghệ Tre bông (An Giang), làng nghề điêu khắc gỗ (Đồng Nai)…
Triển lãm nhằm củng cố, nâng cao giá trị văn hóa và lịch sử các làng nghề Nam Bộ; đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của nghề thủ công truyền thống, ngành nghề nông thôn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, đồng thời đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được sáng tạo từ đôi bàn tay tài hoa, đúc kết từ tâm hồn của các nghệ nhân Kinh - Hoa - Chăm - Khmer, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộca Việt Nam.
Triển lãm cũng là dịp để bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của 4 dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Khmer, qua đó đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng, miền trong cả nước và quốc tế.
Triễn lãm mở cửa đến hết ngày 30/4 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, khu đô thị phía Nam, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ./.
Triển lãm có sự tham dự của 16 làng nghề truyền thống của 4 dân tộc Kinh-Hoa-Chăm-Khmer vùng Nam Bộ như: làng nghề đan móc, làng nghề đan lục bình (Cần Thơ), làng nghề chiếu Định Yên (Đồng Tháp), làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa (Bến Tre), làng nghề thủ công mỹ nghệ Tre bông (An Giang), làng nghề điêu khắc gỗ (Đồng Nai)…
Triển lãm nhằm củng cố, nâng cao giá trị văn hóa và lịch sử các làng nghề Nam Bộ; đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của nghề thủ công truyền thống, ngành nghề nông thôn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, đồng thời đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được sáng tạo từ đôi bàn tay tài hoa, đúc kết từ tâm hồn của các nghệ nhân Kinh - Hoa - Chăm - Khmer, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộca Việt Nam.
Triển lãm cũng là dịp để bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của 4 dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Khmer, qua đó đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng, miền trong cả nước và quốc tế.
Triễn lãm mở cửa đến hết ngày 30/4 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, khu đô thị phía Nam, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ./.
Thanh Sang (TTXVN)