Trong cuộc sống của chúng ta, có những điều ẩn ức hoặc đắng cay có thể rất nên quên lãng. Hãy thử cho điều ấy “sống” lại rồi “yên nghỉ” hẳn bằng cách đến dự một triển lãm sắp đặt-video khá lạ lùng: “Đi đến nơi mà ta muốn quên đi!”
Đến để quên đi ký ức buồn về tuổi thơ bị bạo hành, cũng có thể là một chuyện tình bị dối lừa hoặc một sự thành công giấu sau đó nhiều chua xót….
Đến nơi muốn quên
Nhờ đề xuất của nhà thơ trẻ, nghệ sĩ Trương Quế Chi mà dự án này là điểm đến của bước chân và hồn người giữa xô bồ thường nhật.
Triển lãm là một sắp đặt video đưa người xem vào không gian được xây dựng bởi những kí ức cần quên lãng của những người ẩn danh. Những kí ức cũng bị biến dạng trở nên ẩn danh của các nhân vật không căn cước.
Tất cả được trưng bày trong một phòng tối vừa giống một sân khấu lễ đường vừa giống một căn nhỏ xưng tội. Trong khung phòng, hai hàng tivi luôn được mở đặt trên các bục trắng như những vật trưng bảo tàng xếp kín sát hai cạnh phòng.
Nhân vật là nghệ sĩ, là cựu chiến binh, là sinh viên đại học, là học sinh tiểu học, là người dân lao động, là bất cứ ai. Họ đứng trước máy quay để lựa chọn và tâm sự về kí ức muốn quên đi của quãng thời gian đã sống của mình.
Điều thú vị là người xem khi bước vào căn-phòng-tác-phẩm sẽ chỉ được tiếp cận một cách rõ ràng khuôn mặt của nhân vật nhưng vẫn đầy huyền bí về nhân vật. Và người khám phá thực sự lạc vào miền kí ức ám ảnh cần quên lãng lẫn ở trong sự hỗn độn của âm thanh khó tách biệt, khó nắm bắt giống như chủ ý của sự quên lãng.
Là một người từng học tập và sinh sống tại Pháp, Trương Quế Chi đã tiếp nhận và sáng tạo khá hợp lý những cách thức biểu hiện của nghệ thuật thị giác vào Việt Nam. Thế nên tập hợp kí-ức-cần-quên luân hồi biến tác phẩm không chỉ thành một hộp-đen cá nhân mà thành một hộp-đen của một tập thể, nơi chứa đựng những ám ảnh quá khứ của một số đông, trở thành miền-cần-quên-lãng của con người theo nghĩa rộng. Từ đó thế giới tốt đẹp, an lành hơn từ trong tâm hồn của nhiều người.
Cô đơn vào miền kí ức!
Trương Quế Chi cho biết: “Dự án này nhấn mạnh vào tính tương tác với người xem. Mỗi hành trình đến và vào sâu trong tác phẩm giới hạn một người/một lần. Người xem vén rèm bước vào phòng tối, đi đến cuối căn phòng theo sự chỉ dẫn của sắp đặt không gian.”
Có hai nguồn sáng: Một nguồn sáng chiều ngang từ hai dãy ti vi trưng bày và một nguồn sáng chiều dọc từ trên xuống ở cuối phòng từ một đèn sân khấu.
Mỗi lần viếng thăm trong phòng tối là một trải nghiệm cảm giác thật sự, tận cuối là cảm giác phản tư khi người xem đứng trước một tivi tắt điện, nhìn thấy chính khuôn mặt của mình qua lớp kính và đứng dưới ánh đèn sân khấu rọi từ trên xuống.
Trải nghiệm thị giác kết thúc khi người xem kéo rèm bước ra khỏi căn phòng. Một tương tác khác, bao rộng hơn, người xem không chỉ tương tác về mặt cảm quan với tác phẩm mà về mặt thị giác đã trở thành một phần tác phẩm.
Căn phòng đen sử dụng vật liệu màu đen có tính trong (transparent), người bên ngoài có thể nhìn thấu bên trong tác phẩm một cách mờ ảo, qua đó quan sát được cả hành trình của người xem đang ở trong tác phẩm. Mỗi người xem bước vào phòng-tác-phẩm lại làm mới tác phẩm, mang đến tính những cảm nhận mạnh mẽ./.
Đến để quên đi ký ức buồn về tuổi thơ bị bạo hành, cũng có thể là một chuyện tình bị dối lừa hoặc một sự thành công giấu sau đó nhiều chua xót….
Đến nơi muốn quên
Nhờ đề xuất của nhà thơ trẻ, nghệ sĩ Trương Quế Chi mà dự án này là điểm đến của bước chân và hồn người giữa xô bồ thường nhật.
Triển lãm là một sắp đặt video đưa người xem vào không gian được xây dựng bởi những kí ức cần quên lãng của những người ẩn danh. Những kí ức cũng bị biến dạng trở nên ẩn danh của các nhân vật không căn cước.
Tất cả được trưng bày trong một phòng tối vừa giống một sân khấu lễ đường vừa giống một căn nhỏ xưng tội. Trong khung phòng, hai hàng tivi luôn được mở đặt trên các bục trắng như những vật trưng bảo tàng xếp kín sát hai cạnh phòng.
Nhân vật là nghệ sĩ, là cựu chiến binh, là sinh viên đại học, là học sinh tiểu học, là người dân lao động, là bất cứ ai. Họ đứng trước máy quay để lựa chọn và tâm sự về kí ức muốn quên đi của quãng thời gian đã sống của mình.
Điều thú vị là người xem khi bước vào căn-phòng-tác-phẩm sẽ chỉ được tiếp cận một cách rõ ràng khuôn mặt của nhân vật nhưng vẫn đầy huyền bí về nhân vật. Và người khám phá thực sự lạc vào miền kí ức ám ảnh cần quên lãng lẫn ở trong sự hỗn độn của âm thanh khó tách biệt, khó nắm bắt giống như chủ ý của sự quên lãng.
Là một người từng học tập và sinh sống tại Pháp, Trương Quế Chi đã tiếp nhận và sáng tạo khá hợp lý những cách thức biểu hiện của nghệ thuật thị giác vào Việt Nam. Thế nên tập hợp kí-ức-cần-quên luân hồi biến tác phẩm không chỉ thành một hộp-đen cá nhân mà thành một hộp-đen của một tập thể, nơi chứa đựng những ám ảnh quá khứ của một số đông, trở thành miền-cần-quên-lãng của con người theo nghĩa rộng. Từ đó thế giới tốt đẹp, an lành hơn từ trong tâm hồn của nhiều người.
Cô đơn vào miền kí ức!
Trương Quế Chi cho biết: “Dự án này nhấn mạnh vào tính tương tác với người xem. Mỗi hành trình đến và vào sâu trong tác phẩm giới hạn một người/một lần. Người xem vén rèm bước vào phòng tối, đi đến cuối căn phòng theo sự chỉ dẫn của sắp đặt không gian.”
Có hai nguồn sáng: Một nguồn sáng chiều ngang từ hai dãy ti vi trưng bày và một nguồn sáng chiều dọc từ trên xuống ở cuối phòng từ một đèn sân khấu.
Mỗi lần viếng thăm trong phòng tối là một trải nghiệm cảm giác thật sự, tận cuối là cảm giác phản tư khi người xem đứng trước một tivi tắt điện, nhìn thấy chính khuôn mặt của mình qua lớp kính và đứng dưới ánh đèn sân khấu rọi từ trên xuống.
Trải nghiệm thị giác kết thúc khi người xem kéo rèm bước ra khỏi căn phòng. Một tương tác khác, bao rộng hơn, người xem không chỉ tương tác về mặt cảm quan với tác phẩm mà về mặt thị giác đã trở thành một phần tác phẩm.
Căn phòng đen sử dụng vật liệu màu đen có tính trong (transparent), người bên ngoài có thể nhìn thấu bên trong tác phẩm một cách mờ ảo, qua đó quan sát được cả hành trình của người xem đang ở trong tác phẩm. Mỗi người xem bước vào phòng-tác-phẩm lại làm mới tác phẩm, mang đến tính những cảm nhận mạnh mẽ./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)