Ngày 5/1 tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội, triển lãm "Giao lưu văn học Việt Nam với thế giới" đã khai mạc với sự tham dự của đông đảo nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam diễn ra từ 5-10/1/2010.
Triển lãm trưng bày hơn 500 cuốn sách, 60 bức ảnh và một số kỷ vật của các nhà văn, các dịch giả văn học nhằm mang tới cho độc giả, các nhà nghiên cứu, bạn bè quốc tế sự hiểu biết sâu hơn, đầy đủ hơn về lịch sử và những giá trị của nền văn học Việt Nam, về sự giao lưu giữa văn học Việt Nam với thế giới qua nhiều thế hệ.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định, cuộc triển lãm chỉ là một phần hình ảnh thu nhỏ của tiến trình giao lưu văn học Việt Nam và thế giới, sự cống hiến của các dịch giả mang tới cho bạn đọc. Cuộc triển lãm là những hình ảnh sống động về tình hữu nghị cùng hợp tác, cùng phát triển, những của cải vô giá được nhân dân Việt Nam nói chung và các nhà văn Việt Nam nói riêng nâng niu trân trọng, gìn giữ.
Rất nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Slovakia, Séc... được trưng bày tại triển lãm như "Tiệm may Sài Gòn" - tập truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Khải, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp được xuất bản tại Cộng hòa Séc; "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh xuất bản tại Séc; "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng được dịch ra tiếng Slovakia...
Triển lãm cũng trưng bày các tác phẩm của các tác giả nước ngoài như Marc Levy (Pháp), Atiq Rahimi (Afghanistan) - tác giả "Nhẫn thạch" đoạt giải Goncourt năm 2008.../.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam diễn ra từ 5-10/1/2010.
Triển lãm trưng bày hơn 500 cuốn sách, 60 bức ảnh và một số kỷ vật của các nhà văn, các dịch giả văn học nhằm mang tới cho độc giả, các nhà nghiên cứu, bạn bè quốc tế sự hiểu biết sâu hơn, đầy đủ hơn về lịch sử và những giá trị của nền văn học Việt Nam, về sự giao lưu giữa văn học Việt Nam với thế giới qua nhiều thế hệ.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định, cuộc triển lãm chỉ là một phần hình ảnh thu nhỏ của tiến trình giao lưu văn học Việt Nam và thế giới, sự cống hiến của các dịch giả mang tới cho bạn đọc. Cuộc triển lãm là những hình ảnh sống động về tình hữu nghị cùng hợp tác, cùng phát triển, những của cải vô giá được nhân dân Việt Nam nói chung và các nhà văn Việt Nam nói riêng nâng niu trân trọng, gìn giữ.
Rất nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Slovakia, Séc... được trưng bày tại triển lãm như "Tiệm may Sài Gòn" - tập truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Khải, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp được xuất bản tại Cộng hòa Séc; "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh xuất bản tại Séc; "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng được dịch ra tiếng Slovakia...
Triển lãm cũng trưng bày các tác phẩm của các tác giả nước ngoài như Marc Levy (Pháp), Atiq Rahimi (Afghanistan) - tác giả "Nhẫn thạch" đoạt giải Goncourt năm 2008.../.
N. Anh (Vietnam+)