Triển lãm mang tên "Di sản văn hóa Việt Nam" đã được khai mạc tối 27/4 tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp.
Đây là hoạt động do Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá với công chúng Pháp và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp những giá trị độc đáo, tiêu biểu của di sản văn hóa Việt Nam, những thành tựu nổi bật của Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, cũng như tiềm năng phát triển du lịch văn hóa-du lịch bền vững ở Việt Nam.
Triển lãm cũng là dịp để giới thiệu và khẳng định kết quả tốt đẹp của các hoạt động hợp tác quốc tế, vốn hết sức đa dạng và hiệu quả giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các tổ chức, cá nhân của nhiều nước trên thế giới trên lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam - một bộ phận của kho tàng văn hóa nhân loại.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài nhấn mạnh Việt Nam là một đất nước nghìn năm văn hiến. Văn hóa Việt Nam là một sản phẩm giao hòa giữa truyền thống bản địa và tinh hoa văn hóa nước ngoài.
Văn hóa Việt Nam cũng phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài và anh dũng của nhân dân Việt Nam chống lại thiên tai và bảo vệ nền độc lập, cũng như để làm chủ vận mệnh của mình.
Bản sắc của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đã được tập hợp và thể hiện trong hơn 120 viện bảo tàng và qua gần 40.000 di tích văn hóa lịch sử trên khắp đất nước.
Theo ông, sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam không chỉ được biết đến trong nước mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới, trong đó có cả di sản vật thể (Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An), di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) và di sản phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù).
Đó là chưa kể hai bộ tư liệu về bia tiến sĩ từ đời Lê-Mạc (1442-1779) và 34.500 bản khắc gỗ thời nhà Nguyễn (1802-1945).
Đại sứ Lê Kinh Tài cũng không quên nhắc đến sự hiện diện của văn hóa Pháp tại Việt Nam, thể hiện trong các công trình kiến trúc lịch sử như Nhà hát lớn Hà Nội, các biệt thự cổ hay Nhà thờ lớn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cho rằng triển lãm sẽ không chỉ là dịp để người xem khám phá sự phong phú của di sản văn hóa Việt Nam mà còn thấy được nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy kho tàng di sản văn hóa của mình.
Phát biểu tại cuộc triển lãm, nguyên Chủ tịch Thượng viện Pháp Christian Poncelet đánh giá cao các giá trị của di sản Việt Nam, một đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời và sâu sắc.
Ông nhấn mạnh Pháp và Việt Nam đã đi cùng nhau trong một giai đoạn lịch sử nên cũng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, và cũng chính vì vậy mà nhiều người Pháp có những tình cảm đặc biệt và gắn bó với Việt Nam.
Theo ông, trong thời gian, tới hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy mối quan hệ gắn bó đó trên mọi lĩnh vực.
Triển lãm "Di sản văn hóa Việt Nam," mở cửa đến hết ngày 20/5, sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc Pháp-Việt, đồng thời nhân thêm tình yêu đối với quê hương đất nước của đồng bào Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Pháp./.
Đây là hoạt động do Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá với công chúng Pháp và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp những giá trị độc đáo, tiêu biểu của di sản văn hóa Việt Nam, những thành tựu nổi bật của Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, cũng như tiềm năng phát triển du lịch văn hóa-du lịch bền vững ở Việt Nam.
Triển lãm cũng là dịp để giới thiệu và khẳng định kết quả tốt đẹp của các hoạt động hợp tác quốc tế, vốn hết sức đa dạng và hiệu quả giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các chính phủ và các tổ chức, cá nhân của nhiều nước trên thế giới trên lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam - một bộ phận của kho tàng văn hóa nhân loại.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài nhấn mạnh Việt Nam là một đất nước nghìn năm văn hiến. Văn hóa Việt Nam là một sản phẩm giao hòa giữa truyền thống bản địa và tinh hoa văn hóa nước ngoài.
Văn hóa Việt Nam cũng phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài và anh dũng của nhân dân Việt Nam chống lại thiên tai và bảo vệ nền độc lập, cũng như để làm chủ vận mệnh của mình.
Bản sắc của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đã được tập hợp và thể hiện trong hơn 120 viện bảo tàng và qua gần 40.000 di tích văn hóa lịch sử trên khắp đất nước.
Theo ông, sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam không chỉ được biết đến trong nước mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới, trong đó có cả di sản vật thể (Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An), di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) và di sản phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù).
Đó là chưa kể hai bộ tư liệu về bia tiến sĩ từ đời Lê-Mạc (1442-1779) và 34.500 bản khắc gỗ thời nhà Nguyễn (1802-1945).
Đại sứ Lê Kinh Tài cũng không quên nhắc đến sự hiện diện của văn hóa Pháp tại Việt Nam, thể hiện trong các công trình kiến trúc lịch sử như Nhà hát lớn Hà Nội, các biệt thự cổ hay Nhà thờ lớn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cho rằng triển lãm sẽ không chỉ là dịp để người xem khám phá sự phong phú của di sản văn hóa Việt Nam mà còn thấy được nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy kho tàng di sản văn hóa của mình.
Phát biểu tại cuộc triển lãm, nguyên Chủ tịch Thượng viện Pháp Christian Poncelet đánh giá cao các giá trị của di sản Việt Nam, một đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời và sâu sắc.
Ông nhấn mạnh Pháp và Việt Nam đã đi cùng nhau trong một giai đoạn lịch sử nên cũng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, và cũng chính vì vậy mà nhiều người Pháp có những tình cảm đặc biệt và gắn bó với Việt Nam.
Theo ông, trong thời gian, tới hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy mối quan hệ gắn bó đó trên mọi lĩnh vực.
Triển lãm "Di sản văn hóa Việt Nam," mở cửa đến hết ngày 20/5, sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc Pháp-Việt, đồng thời nhân thêm tình yêu đối với quê hương đất nước của đồng bào Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Pháp./.
Nguyễn Thu Hà (Vietnam+)