Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chiều 8/2, triển lãm ảnh về “Những dấu tích văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” đã khai mạc tại trụ sở Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) ở thủ đô New Delhi, với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân, đại diện Bộ Ngoại giao Ấn Độ, các quan chức ICCR.
Triển lãm tranh diễn ra trong 7 ngày, trưng bày 50 bức tranh về những ngôi đền, tháp và tượng thần của triều đại Chămpa.
Những bức ảnh này do chính cụ Geetesh Sharma, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Ấn-Việt bang Tây Bengal và bà Kusum Jain, Tổng thư ký Ủy ban đích thân chụp trong những lần tới thăm Việt Nam và cũng là những người đứng ra tổ chức cuộc triển lãm này.
Cụ Geetesh Sharma và bà Kusum Jain cho biết, những bức ảnh trên đã chứng tỏ một sự thật lịch sử rằng từng có một vương quốc của người Hindi/Chămpa ở dọc miền Trung Việt Nam, từ Bình Thuận tới Quảng Nam từ thế kỷ thứ hai đến thứ năm sau Công Nguyên.
Trong suốt hơn 40 năm qua, cụ Geetesh Sharma đã có nhiều hoạt động ủng hộ nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay, đặc biệt là thúc đẩy việc trao đổi nhiều đoàn đại biểu văn hóa và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian qua.
Cụ nói mục đích của cuộc triển lãm ảnh “Những dấu tích văn hoá Ấn Độ tại Việt Nam” là để thế hệ trẻ hai nước biết về sự tương đồng văn hoá, qua đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ngoài những bức ảnh đi tìm cội nguồn nói trên, cụ Geetesh Sharma cũng đã viết một số sách về quan hệ Ấn Độ-Việt Nam, trong đó có cuốn “Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam từ ngày đầu tới thế kỷ 21”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã gửi thư chúc mừng cụ Sharma và đánh giá cao triển lãm tranh nói trên, coi đây là sự đóng góp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ông Văn Hữu Chiến tin tưởng rằng với tình cảm sâu nặng với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, trong thời gian tới cụ Sharma sẽ không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa Đà Nẵng với các đối tác Ấn Độ./.
Triển lãm tranh diễn ra trong 7 ngày, trưng bày 50 bức tranh về những ngôi đền, tháp và tượng thần của triều đại Chămpa.
Những bức ảnh này do chính cụ Geetesh Sharma, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Ấn-Việt bang Tây Bengal và bà Kusum Jain, Tổng thư ký Ủy ban đích thân chụp trong những lần tới thăm Việt Nam và cũng là những người đứng ra tổ chức cuộc triển lãm này.
Cụ Geetesh Sharma và bà Kusum Jain cho biết, những bức ảnh trên đã chứng tỏ một sự thật lịch sử rằng từng có một vương quốc của người Hindi/Chămpa ở dọc miền Trung Việt Nam, từ Bình Thuận tới Quảng Nam từ thế kỷ thứ hai đến thứ năm sau Công Nguyên.
Trong suốt hơn 40 năm qua, cụ Geetesh Sharma đã có nhiều hoạt động ủng hộ nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay, đặc biệt là thúc đẩy việc trao đổi nhiều đoàn đại biểu văn hóa và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian qua.
Cụ nói mục đích của cuộc triển lãm ảnh “Những dấu tích văn hoá Ấn Độ tại Việt Nam” là để thế hệ trẻ hai nước biết về sự tương đồng văn hoá, qua đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ngoài những bức ảnh đi tìm cội nguồn nói trên, cụ Geetesh Sharma cũng đã viết một số sách về quan hệ Ấn Độ-Việt Nam, trong đó có cuốn “Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam từ ngày đầu tới thế kỷ 21”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã gửi thư chúc mừng cụ Sharma và đánh giá cao triển lãm tranh nói trên, coi đây là sự đóng góp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ông Văn Hữu Chiến tin tưởng rằng với tình cảm sâu nặng với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, trong thời gian tới cụ Sharma sẽ không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ giữa Đà Nẵng với các đối tác Ấn Độ./.
(TTXVN)