Lần đầu tiên, một cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên “Cuộc sống và những giấc mơ của chúng tôi,” của thanh niên khuyết tật Việt Nam là nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đã khai mạc tối 6/12 tại gian hàng của Nhà Việt Nam, trung tâm thủ đô Paris, với sự tham dự của đông đảo Việt kiều và bạn bè Pháp yêu mến Việt Nam.
Triển lãm do Tổ chức nhân đạo Bông hoa hy vọng, tổ chức với sự giúp đỡ của hãng fim Kodak của Pháp và theo sáng kiến của nhà nhiếp ảnh người Australia, Katherine Muray, đồng thời là giáo viên dạy chụp ảnh cho các tác giả không may mắn này, tại tỉnh Ninh Bình và thành phố Nha Trang (Việt Nam).
Triển lãm đã trưng bày hơn một chục tác phẩm được lựa chọn từ rất nhiều những bức ảnh do một số thanh niên từ 16 đến 20 tuổi ở hai tỉnh và thành phố trên đây thể hiện bằng máy ảnh tự động kỹ thuật số do hãng fim Kodak Pháp cung cấp.
Đây là những bức ảnh họ chụp sau khi đã được học hai lớp chụp ảnh, mỗi lớp một tuần, lần lượt được tổ chức tại hai địa phương trên đây do nhà nhiếp ảnh người Australia, Katherine Muray hướng dẫn, bằng tất cả trái tim, cả sự nhiệt tình và tấm lòng yêu quý Việt Nam.
Các tác giả của những bức ảnh này đều bị mắc các chứng bệnh bệnh như thiểu năng trí tuệ, sứt môi hở hàm ếch, chậm phát triển về tinh thần… do chất độc da cam/dioxin gây ra. Họ không học được, không nói được, nhưng những tác phẩm của họ thể hiện sự nhạy cảm và cái nình về thế giới của những người bị khuyết tật.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Pháp, cô Katherine Muray, cho biết đây là lần thứ hai cô sang Việt Nam. Lần đầu tiên năm 2008, từ tận đáy lòng mình cô muốn làm một điều gì đó giúp Việt nam. Sau đó, với sự giúp đỡ của tổ chức “Bông hoa hy vọng” do bà Nguyễn Xuân Phương, Việt kiều tại Pháp làm chủ tịch, cô đã biết đến Trung tâm trồng nấm Ninh Bình, nơi đã nuôi dưỡng và chăm sóc 12 trẻ em khuyết tật Việt Nam là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Để giúp các em có thể vượt qua được những giới hạn của bản thân là những khuyết tật bẩm sinh, giúp họ hội nhập tốt hơn với cộng đồng, cô đã hướng dẫn các em làm quen với máy ảnh số và chụp những bức ảnh từ những hoạt động của đời sống thường nhật.
Theo cô, dù đã 16-20 tuổi nhưng các em không hề biết đến tuổi tác của mình, không thể học chữ được và cũng không nói được, song các em lại có được khả năng bắt chước tốt. Chính vì vậy, một số em đã tiếp thu và thể hiện thành công những bức ảnh trưng bày hôm nay.
Cô Katherine Muray cho biết thêm cô sẽ còn tiếp tục mở thêm các lớp học như thế này cho những trẻ em thiệt thòi ở nhiều nơi khác của Việt nam. Một cuộc triển lãm khác về những “sáng tác” của họ với quy mô lớn hơn sẽ được tổ chức tại tới đây tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Pháp./.
Triển lãm do Tổ chức nhân đạo Bông hoa hy vọng, tổ chức với sự giúp đỡ của hãng fim Kodak của Pháp và theo sáng kiến của nhà nhiếp ảnh người Australia, Katherine Muray, đồng thời là giáo viên dạy chụp ảnh cho các tác giả không may mắn này, tại tỉnh Ninh Bình và thành phố Nha Trang (Việt Nam).
Triển lãm đã trưng bày hơn một chục tác phẩm được lựa chọn từ rất nhiều những bức ảnh do một số thanh niên từ 16 đến 20 tuổi ở hai tỉnh và thành phố trên đây thể hiện bằng máy ảnh tự động kỹ thuật số do hãng fim Kodak Pháp cung cấp.
Đây là những bức ảnh họ chụp sau khi đã được học hai lớp chụp ảnh, mỗi lớp một tuần, lần lượt được tổ chức tại hai địa phương trên đây do nhà nhiếp ảnh người Australia, Katherine Muray hướng dẫn, bằng tất cả trái tim, cả sự nhiệt tình và tấm lòng yêu quý Việt Nam.
Các tác giả của những bức ảnh này đều bị mắc các chứng bệnh bệnh như thiểu năng trí tuệ, sứt môi hở hàm ếch, chậm phát triển về tinh thần… do chất độc da cam/dioxin gây ra. Họ không học được, không nói được, nhưng những tác phẩm của họ thể hiện sự nhạy cảm và cái nình về thế giới của những người bị khuyết tật.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Pháp, cô Katherine Muray, cho biết đây là lần thứ hai cô sang Việt Nam. Lần đầu tiên năm 2008, từ tận đáy lòng mình cô muốn làm một điều gì đó giúp Việt nam. Sau đó, với sự giúp đỡ của tổ chức “Bông hoa hy vọng” do bà Nguyễn Xuân Phương, Việt kiều tại Pháp làm chủ tịch, cô đã biết đến Trung tâm trồng nấm Ninh Bình, nơi đã nuôi dưỡng và chăm sóc 12 trẻ em khuyết tật Việt Nam là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Để giúp các em có thể vượt qua được những giới hạn của bản thân là những khuyết tật bẩm sinh, giúp họ hội nhập tốt hơn với cộng đồng, cô đã hướng dẫn các em làm quen với máy ảnh số và chụp những bức ảnh từ những hoạt động của đời sống thường nhật.
Theo cô, dù đã 16-20 tuổi nhưng các em không hề biết đến tuổi tác của mình, không thể học chữ được và cũng không nói được, song các em lại có được khả năng bắt chước tốt. Chính vì vậy, một số em đã tiếp thu và thể hiện thành công những bức ảnh trưng bày hôm nay.
Cô Katherine Muray cho biết thêm cô sẽ còn tiếp tục mở thêm các lớp học như thế này cho những trẻ em thiệt thòi ở nhiều nơi khác của Việt nam. Một cuộc triển lãm khác về những “sáng tác” của họ với quy mô lớn hơn sẽ được tổ chức tại tới đây tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Pháp./.
Lê Hà-Phương Nam (Vietnam+)