Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các địa phương ở khu vực ven biển, ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực cù lao ở tỉnh Trà Vinh đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng chống triều cường trong tháng 11/2011.
Theo đó, các địa phương huy động lực lượng kết hợp cùng phương tiện cơ giới khẩn trương gia cố, đắp lại các đoạn đê bao bị vỡ; tôn cao hệ thống đê bao, bờ vùng, bờ thửa ở những nơi xung yếu.
Công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi Trà Vinh phân công cán bộ trực ngày đêm, quản lý chặt việc vận hành các cống đầu mối để tiêu úng kịp thời…
Riêng đối với các khu vực xung yếu ven biển, ven sông Tiền, ven sông Hậu như xã Mỹ Long (huyện Cầu Ngang); Hiệp Thạnh, Hồ Tàu, Đông Hải (Duyên Hải); Đại An, Hàm Giang, Thanh Sơn (Trà Cú); cù lao Long Hòa, Hòa Minh (Châu Thành); cồn Bần Chát, cù lao Tân Qui (Cầu Kè); Cồn Hô, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long); cù lao Long Trị (thị xã Trà Vinh)…Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các địa phương tiến hành xây dựng phương án đối phó ở từng vùng, từng nơi một cách cụ thể. Tiến hành thành lập, củng cố các đội thanh niên xung kích túc trực ngày đêm để kịp thời ứng phó mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Đợt triều cường vừa qua từ 26- 31/10 (nhằm ngày 30/9 - 5/10 Âm lịch) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hơn 5.000m đê bao bị vỡ, gây ngập từ 0,5 - 1m khoảng 1.000 căn nhà, hơn 2.000 ha vườn cây ăn trái và nhiều diện tích ao nuôi thủy sản.
Riêng tỉnh lộ 915 dài khoảng gần 8km nằm trên địa bàn xã Ninh Thới (huyện Cầu Kè) bị nước tràn qua làm khoảng 250ha nuôi tôm, cá trong mương vườn của hai huyện Cầu Kè và Càng Long bị thiệt hại từ 80- 100%.
Tại Cồn Hô, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long) 100% diện tích đất và nhà của 28 hộ dân sinh sống bị nước lũ nhấn chìm khoảng 1m; tại khu vực Kinh Xáng, xã Long Toàn (huyện Duyên Hải) hiện bị sạt lở nghiêm trọng, buộc phải di dời khẩn cấp 19 hộ dân đang sinh sống nơi đây vào nơi an toàn; gần 1.000 cây phi lao phòng hộ ven biển tại ấp Rạch Cạn, xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) bị ngã đổ, nước cuốn trôi./.
Theo đó, các địa phương huy động lực lượng kết hợp cùng phương tiện cơ giới khẩn trương gia cố, đắp lại các đoạn đê bao bị vỡ; tôn cao hệ thống đê bao, bờ vùng, bờ thửa ở những nơi xung yếu.
Công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi Trà Vinh phân công cán bộ trực ngày đêm, quản lý chặt việc vận hành các cống đầu mối để tiêu úng kịp thời…
Riêng đối với các khu vực xung yếu ven biển, ven sông Tiền, ven sông Hậu như xã Mỹ Long (huyện Cầu Ngang); Hiệp Thạnh, Hồ Tàu, Đông Hải (Duyên Hải); Đại An, Hàm Giang, Thanh Sơn (Trà Cú); cù lao Long Hòa, Hòa Minh (Châu Thành); cồn Bần Chát, cù lao Tân Qui (Cầu Kè); Cồn Hô, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long); cù lao Long Trị (thị xã Trà Vinh)…Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các địa phương tiến hành xây dựng phương án đối phó ở từng vùng, từng nơi một cách cụ thể. Tiến hành thành lập, củng cố các đội thanh niên xung kích túc trực ngày đêm để kịp thời ứng phó mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Đợt triều cường vừa qua từ 26- 31/10 (nhằm ngày 30/9 - 5/10 Âm lịch) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hơn 5.000m đê bao bị vỡ, gây ngập từ 0,5 - 1m khoảng 1.000 căn nhà, hơn 2.000 ha vườn cây ăn trái và nhiều diện tích ao nuôi thủy sản.
Riêng tỉnh lộ 915 dài khoảng gần 8km nằm trên địa bàn xã Ninh Thới (huyện Cầu Kè) bị nước tràn qua làm khoảng 250ha nuôi tôm, cá trong mương vườn của hai huyện Cầu Kè và Càng Long bị thiệt hại từ 80- 100%.
Tại Cồn Hô, xã Đức Mỹ (huyện Càng Long) 100% diện tích đất và nhà của 28 hộ dân sinh sống bị nước lũ nhấn chìm khoảng 1m; tại khu vực Kinh Xáng, xã Long Toàn (huyện Duyên Hải) hiện bị sạt lở nghiêm trọng, buộc phải di dời khẩn cấp 19 hộ dân đang sinh sống nơi đây vào nơi an toàn; gần 1.000 cây phi lao phòng hộ ven biển tại ấp Rạch Cạn, xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) bị ngã đổ, nước cuốn trôi./.
Huy Hoàng (Vietnam+)