Nhằm phát huy lợi thế vùng hồ thủy điện Tuyên Quang, lần đầu tiên, Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đã đưa 140.000 trứng cá tầm vào nuôi ươm trên hồ thủy điện Tuyên Quang tại địa phận huyện Lâm Bình (Tuyên Quang).
Dự án nuôi cá tầm lấy trứng xuất khẩu thành công sẽ mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.
Dự án được thực hiện nuôi theo hình thức lồng bè và áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến, tiết kiệm đầu tư hạ tầng đồng thời tạo mỹ quan cho vùng lòng hồ. Hiện số trứng cá tầm đưa vào nuôi ươm đã bắt đầu nở thành con và dự kiến sau 5 năm nuôi cá sẽ bắt đầu cho thu hoạch trứng, với doanh thu đạt khoảng 300 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho từ 200 đến 500 lao động địa phương.
Ông Phạm Tất Thành, Ban Quản lý dự án trứng cá tầm Tuyên Quang cho biết hồ thủy điện Tuyên Quang, địa phận huyện Lâm Bình có điều kiện tự nhiên (với nhiệt độ trung bình 22,9 độ C, độ ẩm 85% và nguồn nước trên núi) rất phù hợp để nuôi cá tầm. Cũng theo ông Thành, cá tầm là một loài cá nước lạnh quý hiếm được nhập khẩu từ Liên Bang Nga và Siberia, đây là loại đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Còn ông Nguyễn Thế Giang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Bình cho biết, hồ thủy điện Na Hang có diện tích mặt nước hơn 8.000 ha, dự án thực hiện thành công không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp rất nhiều người dân sống ở vùng ven hồ có việc làm và thu nhập ổn định./.
Dự án nuôi cá tầm lấy trứng xuất khẩu thành công sẽ mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.
Dự án được thực hiện nuôi theo hình thức lồng bè và áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến, tiết kiệm đầu tư hạ tầng đồng thời tạo mỹ quan cho vùng lòng hồ. Hiện số trứng cá tầm đưa vào nuôi ươm đã bắt đầu nở thành con và dự kiến sau 5 năm nuôi cá sẽ bắt đầu cho thu hoạch trứng, với doanh thu đạt khoảng 300 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho từ 200 đến 500 lao động địa phương.
Ông Phạm Tất Thành, Ban Quản lý dự án trứng cá tầm Tuyên Quang cho biết hồ thủy điện Tuyên Quang, địa phận huyện Lâm Bình có điều kiện tự nhiên (với nhiệt độ trung bình 22,9 độ C, độ ẩm 85% và nguồn nước trên núi) rất phù hợp để nuôi cá tầm. Cũng theo ông Thành, cá tầm là một loài cá nước lạnh quý hiếm được nhập khẩu từ Liên Bang Nga và Siberia, đây là loại đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Còn ông Nguyễn Thế Giang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Bình cho biết, hồ thủy điện Na Hang có diện tích mặt nước hơn 8.000 ha, dự án thực hiện thành công không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp rất nhiều người dân sống ở vùng ven hồ có việc làm và thu nhập ổn định./.
Vũ Quang Đán (TTXVN)