Trong cuộc họp báo ngày 7/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông báo về tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo hai tháng đầu năm, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, cho biết các Bộ như Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đều rất đồng tình với việc mua tạm trữ gạo vụ Đông Xuân 2012.
Ông Bảy cho biết, ông mới nhận được thông tin Chính phủ đã cho phép VFA triển khai chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo. Thời gian mua dự kiến từ ngày 15/3 đến hết ngày 30/4.
Theo dự kiến, khi triển khai mua tạm trữ, VFA sẽ mua theo giá thị trường, nếu thị trường xuống thấp sẽ cố gắng giữ ở không dưới 5.000 đồng/kg lúa, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân là trên 30%.
Ông Phạm Văn Bảy cho biết thêm, theo tính toán của Bộ Tài chính, vụ Đông Xuân 2012, giá thành sản xuất lúa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là 3.300 đồng/kg, để nông dân lãi 30% thì giá thu mua là 4.323 đồng/kg, như vậy với giá mua dự kiến người trồng lúa vẫn lãi trên 30%.
Trong quá trình mua Hiệp hội sẽ kiểm tra, giám sát, có thể sẽ đề nghị các ngành, địa phương cùng tham gia kiểm tra.
Hiệp hội cũng sẽ chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện để phân bổ chỉ tiêu mua, đó là các doanh nghiệp phải đảm bảo năng lực tài chính với sự công nhận của cơ quan thuế; có kho tàng, cơ sở chế biến; có khả năng tiêu thụ cả trong nội địa và xuất khẩu.
Trước đây đã có tình trạng mua nhưng đi đặt ngoài, cùng một kho mà 2-3 người mua, nên năm nay, xác định là mua tại kho của doanh nghiệp và kiến nghị Ngân hàng hỗ trợ lãi suất ba tháng, thời gian tạm trữ ba tháng.
Dự kiến trong đợt mua này sẽ có khoảng 80-90 doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên mức hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vẫn chưa được VFA thông báo do chưa nhận được văn bản.
Về tình hình xuất khẩu gạo, hai tháng đầu năm nay được xem là thời điểm rất khó khăn do sự cạnh tranh của các thị trường Ấn Độ, Pakistan, lượng gạo xuất đi đã giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Tuy nhiên, theo đánh giá của VFA, bắt đầu từ quý 3, tình hình xuất khẩu gạo sẽ sáng sủa với những dấu hiệu đã rõ nét từ các thị trường lớn trong khu vực.
Riêng thị trường châu Phi, sau khi lượng gạo tồn kho giảm sẽ nhập trở lại, lúc này gạo Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh nhờ giá cả và chất lượng khá tốt.
Hiện nay, có hai thị trường nhập khẩu đang nổi lên là Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc. Chỉ trong hai tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước đã ký hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc 200.000 tấn (xuất khẩu chính ngạch), ngoài ra còn một lượng gạo được xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, tuy nhiên VFA vẫn chưa có con số chính thức.
Để vượt qua khó khăn thời điểm này, VFA đang triển khai các giải pháp như tiếp tục tiếp cận các thị trường, nhất là thị trường tập trung; kiểm soát chặt các doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp xé rào, bán giá thấp hơn giá sàn VFA đưa ra.
Ông Phạm Văn Bảy nhấn mạnh để giữ được giá gạo, biện pháp tốt nhất hiện nay là phải kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp tự ý đưa hàng vào thị trường tập trung, bán giá quá thấp gây thiệt hại cho ngành gạo Việt Nam, bởi hiện nay giá gạo Việt Nam đã bằng hoặc thấp hơn so với gạo Ấn Độ, nếu kéo xuống nữa sẽ rất nguy hiểm.
Trong trường hợp này, tùy theo mức độ vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị rút giấy phép vĩnh viễn, hoặc có thời hạn 1 năm hay 6 tháng.
Ngoài ra, để tiếp cận tốt thị trường Trung Quốc, VFA đang triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam. Nếu thành công, VFA sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này sang những thị trường khác.
Trong tháng Hai, xuất khẩu gạo của cả nước chỉ đạt 347.916 tấn, trị giá 165,256 triệu USD, lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 29/2/2012 đạt 627.182 tấn, trị giá 318,906 triệu USD. /.
Ông Bảy cho biết, ông mới nhận được thông tin Chính phủ đã cho phép VFA triển khai chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo. Thời gian mua dự kiến từ ngày 15/3 đến hết ngày 30/4.
Theo dự kiến, khi triển khai mua tạm trữ, VFA sẽ mua theo giá thị trường, nếu thị trường xuống thấp sẽ cố gắng giữ ở không dưới 5.000 đồng/kg lúa, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân là trên 30%.
Ông Phạm Văn Bảy cho biết thêm, theo tính toán của Bộ Tài chính, vụ Đông Xuân 2012, giá thành sản xuất lúa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là 3.300 đồng/kg, để nông dân lãi 30% thì giá thu mua là 4.323 đồng/kg, như vậy với giá mua dự kiến người trồng lúa vẫn lãi trên 30%.
Trong quá trình mua Hiệp hội sẽ kiểm tra, giám sát, có thể sẽ đề nghị các ngành, địa phương cùng tham gia kiểm tra.
Hiệp hội cũng sẽ chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện để phân bổ chỉ tiêu mua, đó là các doanh nghiệp phải đảm bảo năng lực tài chính với sự công nhận của cơ quan thuế; có kho tàng, cơ sở chế biến; có khả năng tiêu thụ cả trong nội địa và xuất khẩu.
Trước đây đã có tình trạng mua nhưng đi đặt ngoài, cùng một kho mà 2-3 người mua, nên năm nay, xác định là mua tại kho của doanh nghiệp và kiến nghị Ngân hàng hỗ trợ lãi suất ba tháng, thời gian tạm trữ ba tháng.
Dự kiến trong đợt mua này sẽ có khoảng 80-90 doanh nghiệp tham gia, tuy nhiên mức hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vẫn chưa được VFA thông báo do chưa nhận được văn bản.
Về tình hình xuất khẩu gạo, hai tháng đầu năm nay được xem là thời điểm rất khó khăn do sự cạnh tranh của các thị trường Ấn Độ, Pakistan, lượng gạo xuất đi đã giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị. Tuy nhiên, theo đánh giá của VFA, bắt đầu từ quý 3, tình hình xuất khẩu gạo sẽ sáng sủa với những dấu hiệu đã rõ nét từ các thị trường lớn trong khu vực.
Riêng thị trường châu Phi, sau khi lượng gạo tồn kho giảm sẽ nhập trở lại, lúc này gạo Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh nhờ giá cả và chất lượng khá tốt.
Hiện nay, có hai thị trường nhập khẩu đang nổi lên là Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc. Chỉ trong hai tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước đã ký hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc 200.000 tấn (xuất khẩu chính ngạch), ngoài ra còn một lượng gạo được xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, tuy nhiên VFA vẫn chưa có con số chính thức.
Để vượt qua khó khăn thời điểm này, VFA đang triển khai các giải pháp như tiếp tục tiếp cận các thị trường, nhất là thị trường tập trung; kiểm soát chặt các doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp xé rào, bán giá thấp hơn giá sàn VFA đưa ra.
Ông Phạm Văn Bảy nhấn mạnh để giữ được giá gạo, biện pháp tốt nhất hiện nay là phải kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp tự ý đưa hàng vào thị trường tập trung, bán giá quá thấp gây thiệt hại cho ngành gạo Việt Nam, bởi hiện nay giá gạo Việt Nam đã bằng hoặc thấp hơn so với gạo Ấn Độ, nếu kéo xuống nữa sẽ rất nguy hiểm.
Trong trường hợp này, tùy theo mức độ vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị rút giấy phép vĩnh viễn, hoặc có thời hạn 1 năm hay 6 tháng.
Ngoài ra, để tiếp cận tốt thị trường Trung Quốc, VFA đang triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam. Nếu thành công, VFA sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này sang những thị trường khác.
Trong tháng Hai, xuất khẩu gạo của cả nước chỉ đạt 347.916 tấn, trị giá 165,256 triệu USD, lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 29/2/2012 đạt 627.182 tấn, trị giá 318,906 triệu USD. /.
Liên Phương (TTXVN)