Chiều 27/3, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tới lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.
Hội nghị đã nghe phổ biến, quán triệt nội dung Công văn số 250 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Công văn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Việc tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được tiến hành sâu rộng đến từng hộ gia đình.
Các cơ quan, tổ chức tiếp tục lấy ý kiến bằng các hình thức tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm cho cán bộ, công chức và người lao động đóng góp ý kiến. Các tổ chức đảng, đoàn thể, tổ chức lấy ý kiến ở chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên, các chi hội cơ sở, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...
Để mọi người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tiếp tục chỉ đạo sát sao hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời cần xác định việc tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên thực hiện nhằm tạo sự nhất trí cao trong toàn xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh, các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh tiếp tục tập trung lãnh đạo công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của từng hộ gia đình, có nội dung và hình thức cụ thể, phù hợp với các đối tượng để việc đóng góp ý kiến được tập trung, có chất lượng, bảo đảm đúng thời gian kế hoạch đã đề ra.
Các thôn, xóm, tổ dân phố tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xong trước ngày 15/4; các huyện, thành phố tổng hợp kết quả gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 25/4.
Qua hai tháng chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đến nay toàn tỉnh Thái Bình đã tổ chức 1.161 hội nghị, hội thảo, tọa đàm với 24.790 người tham gia góp ý trên 54.800 ý kiến.
Nhân dân Thái Bình tin tưởng, phấn khởi và cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Còn tại Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham gia của lãnh đạo Sở Tư pháp, các luật sư, luật gia, lãnh đạo các doanh nghiệp, nguyên cán bộ lãnh đạo ngành tư pháp qua các thời kỳ, một số chuyên gia pháp luật, các trường đại học, cao đẳng...
Hầu hết các ý kiến phát biểu đều tán thành và đánh giá cao Dự thảo được chuẩn bị công phu, chất lượng, có những điểm mới, tiến bộ.
Dự thảo đã thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước và văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp; có nhiều điểm mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn đất nước hiện nay, nhất là quyền con người được nhấn mạnh và đề cao.
Quyền của công dân là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đóng góp ý kiến. Các đại biểu cho rằng, Dự thảo sửa đổi đã làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, tại một số Điều cần phải quy định cụ thể, rõ ràng cho phù hợp hơn. Cụ thể, Khoản 2 Điều 15 nên sửa đổi thành: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp luật có quy định;” Khoản 2 Điều 29 nên ghi nhận ý kiến, đóng góp xây dựng đất nước của cả các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều 39, nên quy định cụ thể nam, nữ đến độ tuổi nào thì được kết hôn.
Điều 50 cần quy định cụ thể “Công dân có nghĩa vụ nộp thuế” thay vì “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế.” Điều 58, cần quy định cụ thể quyền của người bị Nhà nước thu hồi đất. Bổ sung trong Hiến pháp điều khoản về “quyền phúc quyết của nhân dân” đối với Hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước; đồng thời, xác lập nguyên tắc các vấn đề trọng đại phải đưa ra cho nhân dân phúc quyết làm cơ sở xây dựng đạo luật quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện quyền phúc quyết của toàn dân.
Các luật sư, luật gia cho rằng, tại Khoản 5 Điều 108, quy định phán quyết của Tòa án phải dựa trên kết quả tranh luận; Khoản 2 Điều 114 mâu thuẫn với Khoản 5 Điều 108; bổ sung thêm quyền của luật sư, cụ thể hóa hơn quyền của người bào chữa; thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Các đại biểu đề nghị cần làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân; khẳng định Mặt trận Tổ quốc là một bộ phận của hệ thống chính trị và Nhà nước phải bảo đảm điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc. Cần phải có điều, khoản quy định về thanh niên, vì đây là đội ngũ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Nên có ghi chú giải thích từ ngữ cho rõ ràng để tránh hiểu sai nghĩa./.
Hội nghị đã nghe phổ biến, quán triệt nội dung Công văn số 250 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Công văn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Việc tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được tiến hành sâu rộng đến từng hộ gia đình.
Các cơ quan, tổ chức tiếp tục lấy ý kiến bằng các hình thức tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm cho cán bộ, công chức và người lao động đóng góp ý kiến. Các tổ chức đảng, đoàn thể, tổ chức lấy ý kiến ở chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên, các chi hội cơ sở, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...
Để mọi người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tiếp tục chỉ đạo sát sao hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời cần xác định việc tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên thực hiện nhằm tạo sự nhất trí cao trong toàn xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh, các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh tiếp tục tập trung lãnh đạo công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; thực hiện tốt việc lấy ý kiến đóng góp của từng hộ gia đình, có nội dung và hình thức cụ thể, phù hợp với các đối tượng để việc đóng góp ý kiến được tập trung, có chất lượng, bảo đảm đúng thời gian kế hoạch đã đề ra.
Các thôn, xóm, tổ dân phố tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xong trước ngày 15/4; các huyện, thành phố tổng hợp kết quả gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 25/4.
Qua hai tháng chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đến nay toàn tỉnh Thái Bình đã tổ chức 1.161 hội nghị, hội thảo, tọa đàm với 24.790 người tham gia góp ý trên 54.800 ý kiến.
Nhân dân Thái Bình tin tưởng, phấn khởi và cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Còn tại Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham gia của lãnh đạo Sở Tư pháp, các luật sư, luật gia, lãnh đạo các doanh nghiệp, nguyên cán bộ lãnh đạo ngành tư pháp qua các thời kỳ, một số chuyên gia pháp luật, các trường đại học, cao đẳng...
Hầu hết các ý kiến phát biểu đều tán thành và đánh giá cao Dự thảo được chuẩn bị công phu, chất lượng, có những điểm mới, tiến bộ.
Dự thảo đã thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước và văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp; có nhiều điểm mới quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn đất nước hiện nay, nhất là quyền con người được nhấn mạnh và đề cao.
Quyền của công dân là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đóng góp ý kiến. Các đại biểu cho rằng, Dự thảo sửa đổi đã làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, tại một số Điều cần phải quy định cụ thể, rõ ràng cho phù hợp hơn. Cụ thể, Khoản 2 Điều 15 nên sửa đổi thành: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp luật có quy định;” Khoản 2 Điều 29 nên ghi nhận ý kiến, đóng góp xây dựng đất nước của cả các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều 39, nên quy định cụ thể nam, nữ đến độ tuổi nào thì được kết hôn.
Điều 50 cần quy định cụ thể “Công dân có nghĩa vụ nộp thuế” thay vì “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế.” Điều 58, cần quy định cụ thể quyền của người bị Nhà nước thu hồi đất. Bổ sung trong Hiến pháp điều khoản về “quyền phúc quyết của nhân dân” đối với Hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước; đồng thời, xác lập nguyên tắc các vấn đề trọng đại phải đưa ra cho nhân dân phúc quyết làm cơ sở xây dựng đạo luật quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện quyền phúc quyết của toàn dân.
Các luật sư, luật gia cho rằng, tại Khoản 5 Điều 108, quy định phán quyết của Tòa án phải dựa trên kết quả tranh luận; Khoản 2 Điều 114 mâu thuẫn với Khoản 5 Điều 108; bổ sung thêm quyền của luật sư, cụ thể hóa hơn quyền của người bào chữa; thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Các đại biểu đề nghị cần làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân; khẳng định Mặt trận Tổ quốc là một bộ phận của hệ thống chính trị và Nhà nước phải bảo đảm điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc. Cần phải có điều, khoản quy định về thanh niên, vì đây là đội ngũ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Nên có ghi chú giải thích từ ngữ cho rõ ràng để tránh hiểu sai nghĩa./.
Thanh Phú-Quách Lắm (TTXVN)